Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201202/18417-nguoi-giu-hon-tho-xu-phuong-398866/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201202/18417-nguoi-giu-hon-tho-xu-phuong-398866/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người giữ hồn thơ xứ Phuống - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 20/02/2012, 07:00 [GMT+7]
18417

Người giữ hồn thơ xứ Phuống

Sinh ra và gắn cả tuổi thơ mình với xứ Phuống (Thanh Chương) thơ mộng - dải đất bồi nằm ven bờ sông Lam đã nuôi dưỡng một hồn thơ Vương Nga. Không được may mắn như những người bạn cùng trang lứa, tuổi thơ Vương Nga chịu nhiều thiệt thòi. Bà bị dị tật bẩm sinh gù cột sống. Với vóc dáng quá nhỏ bé, việc học tập không thuận lợi nên bà chỉ dừng lại ở lớp 7.
 
Không theo đuổi được con đường học vấn, bà chọn cho mình một lối đi riêng. Bà đã chăm chỉ học hỏi và được thừa hưởng nghề bốc thuốc gia truyền từ người cha của mình.
 
Đến nay, bà đã có một cửa hàng riêng với nhiều loại thuốc Nam nổi tiếng chữa các bệnh ho, cảm… Bên cạnh đó, bà còn tự nghiên cứu dược liệu chế ra một số loại thuốc có chất lượng phục vụ bà con trong xã và các vùng lân cận.
 
Những bất hạnh trong cuộc sống được bù đắp bằng tình thân của gia đình và bè bạn. Bà đã chọn cách gửi gắm vào thơ ca nỗi lòng trắc ẩn của mình. Vương Nga làm thơ với sự lạc quan, tin tưởng và tấm lòng yêu cuộc sống thiết tha.
 
Không mất nhiều thời gian mà thơ bà đến với bạn đọc trong cả nước. Bà đã cùng hai người bạn lập nên tổ thơ mà người dân địa phương vẫn gọi là “Tam nương xứ Phuống”. Ba người phụ nữ với ba hoàn cảnh khác nhau nhưng họ có một điểm chung đó là tình thơ tràn đầy nhựa sống.
 
Bà Vương Nga bên những bài thơ và tập thư mà bạn đọc gửi về chia sẻ
 
Thực ra cái tên Vương Nga là do hai người bạn trong tổ thơ đặt cho bà. Tên đệm “Vương” vừa thanh cao, đài các lại mang ý nghĩa vấn vương. Phải chăng cái vương vấn đó chính là duyên nợ với thơ ca, với cuộc đời. Thơ của bà in đậm bóng hình quê hương, con người đất Phuống - một mảnh đất trù phú và sâu sắc tình người. Nhiều bài thơ của bà đã được phát trên sóng phát thanh của Đài Phát thanh Nghệ An.  
 
Tổ thơ của bà đã gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều câu lạc bộ thơ ca trong và ngoài tỉnh. Người yêu thơ đều dành cho Vương Nga những tình cảm yêu mến. Họ chia sẻ với bà buồn vui trong cuộc sống và những nỗi niềm gửi gắm qua thơ.
 
Năm 2004, “Tam nương xứ Phuống” xuất bản tập “Duyên thơ”. Đến năm 2011, nhân dịp Vương Nga tròn 60 tuổi, hai người bạn thơ của Vương Nga đã giúp bà biên tập và in tập “60 Xuân - một khúc thơ”. “Đó chính là những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của tôi. Chính tình thơ đã gắn kết những tâm hồn đồng điệu với nhau”, bà tâm sự. 
 
Ngày bà tròn 60 tuổi, sân nhà ngập tràn tiếng cười, xung quanh treo đầy những bài thơ chúc mừng của bạn hữu, niềm hạnh phúc của người phụ nữ ấy được nhân lên gấp bội phần. Bạn thơ khắp các miền đất nước như: Hà Tĩnh, Huế, Hà Nội, Hải Dương… gửi thơ về giao lưu. Ở đó có sự sẻ chia, đồng cảm lẫn sự ngưỡng mộ, khâm phục.
 
Chúng tôi được may mắn đọc một số trong hàng nghìn lá thư tay và các tập thơ gửi về cho bà như: “Mừng Đảng, mừng Xuân” (CLB Thơ Vĩnh Lộc, Hà Tĩnh), “Bậc dốc non cao” (Hà Văn Tải và nhiều tác giả), “Thơ văn” (Hội người cao tuổi phường Đông Lễ, thị xã Đông Hà, Quảng Trị)… 
 
Trăn trở với quê hương, tổ thơ “Tam nương xứ Phuống” đang ấp ủ cho ra tập thơ “Xứ Phuống quê mình”.
 
Chia tay bà Vương Nga khi trời đã xế chiều, chúng tôi còn nghe đâu đó văng vẳng mấy câu thơ: “Đường đi bên Phuống nào xa. Khách về bên Phuống đến là hàng trăm. Dập dìu thi hữu xa gần. Với Vương Nga, là một phần trái tim”.

Ngọc Tuyết
.