Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/trong-nuoc/201711/dua-tau-thuyen-ra-khoi-vung-nguy-hiem-cua-bao-767725/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/trong-nuoc/201711/dua-tau-thuyen-ra-khoi-vung-nguy-hiem-cua-bao-767725/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đưa tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm của bão - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 19/11/2017, 09:06 [GMT+7]

Đưa tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm của bão

Bão đã xuất hiện ở biển Đông, lúc này rất nhiều tàu thuyền và bà con ngư dân đang tìm cách thoát khỏi vùng nguy hiểm của bão. Vậy làm thế nào để xác định được vị trí của bão ở đâu và tàu của ngư dân ở đâu, cách thoát khỏi vùng nguy hiểm như thế nào?

Bấm play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh.

Xác định tâm bão và hướng di chuyển của bão

Mở thiết bị thu liên tục đánh dấu tọa độ tâm bão, hướng và tốc độ di chuyển từng giờ trên bản đồ theo dõi bão. Xác định được tọa độ của tàu mình bằng định vị GPS trên tàu, đánh dấu trên bản đồ theo dõi bão. Xác định khoảng cách của tàu và bão trên bản đồ. Giữ liên lạc với các tàu trong đội để chai sẻ thông tin

Điều khiển tàu ra khỏi vùng nguy hiểm của bão

Hiện nay chỉ có các tàu chở hàng quốc tế nặng hàng trăm nghìn tấn mới có thể chống chọi được với gió bão cấp 10, cấp 11. Còn tàu cá chỉ nặng vài chục tấn, gặp gió cấp 6 là đã chao đảo, có nguy cơ chìm rất cao. Lúc gặp bão chẳng khác gì một chiếc lá dập dềnh trên sóng. Bởi vậy phải kiên quyết không để tàu đi vào hướng của tâm bão. Nếu không thể vào bờ ngay khi có tin bão, các tàu nên nhanh chóng chở về nơi tránh trú an toàn. Gió bắt đầu mạnh dần, GPS cho biết tàu đang ở phần bên phải của bão là vùng có gió mạnh nhất. Cách tốt nhất lúc này là phải tăng tốc chạy ngược gió.

Hướng chạy đúng là phải thấy gió thổi vào mạn phải của tàu lệch một góc nhọn khoảng 30-45 độ, giữ nguyên hướng này khi thấy gió chuyển hướng vuông góc mạn phải. Tốc độ gió giảm, độ bao phủ của mây giảm là dấu hiệu cho thấy tàu đã ở ngoài tâm bão.

GPS báo rằng tàu đang nằm ở phần bên trái của bão, tất cả phải ngược lại. Tàu cần chạy xuôi gió, hướng về phía mà gió thổi vào đuôi tàu, lệch mạn phải một góc khoảng 30-45 độ. Dựa vào la bàn, tiếp tục lái tàu theo hướng đó cho đến khi gió giảm và chuyển sang hướng Nam là tàu đã ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tính huống khẩn cấp, tàu nằm đúng trên đường di chuyển của bão. Xác định tàu đã nằm trong vùng nguy hiểm, chủ tàu phải nhanh chóng điều khiển tàu di chuyển sang phía bên trái đường đi của bão, điều khiển tàu chạy xuôi gió, hướng về phía mà gió thổi vào đuôi tàu, lệch mạn phải một góc khoảng 30-45 độ. Dựa vào la bàn, tiếp tục lái tàu theo hướng đó cho đến khi gió giảm và chuyển sang hướng Nam là tàu đã ra khỏi vùng nguy hiểm. Tốc độ phải đảm bảo gấp đôi so với tốc độ của bão.

Tàu nằm gần tâm bão

Không khó để xác định tàu đã nằm gần tâm bão. Kinh nghiệm của bà con tàu nằm gần bão là khi trời nổi gió mạnh, thấy lạnh chứ không nồm, sóng cao. Nếu mưa lất phất hoặc không mưa, chứng tỏ gió bão càng mạnh. Còn nếu mưa to sẽ cản bớt gió.

Nếu trời có màu sắc vàng, sóng yên biển lặng thì chỉ khoảng từ 12 đến 24 tiếng nữa là bão sẽ đến gần. Liên hệ ngay với các cơ quan tìm kiếm cứu nạn qua hệ thống đài thông tin duyên hải miền Nam trên tần số 7903 KHZ hoặc gọi tới các tần số bộ đội biên phòng. Nếu gần bờ bà con có thể gọi cho đường dây nóng của Cục Kiểm ngư để thông báo vị trí của tàu mình, phát tín hiệu gặp nạn. Đóng đinh, khóa chặt các nắp hầm trên boong tàu, các cửa sổ gầm máy trên boog tàu để tránh nước tràn vào.

Trong lúc chờ nhiều giải pháp cấp cứu khác, chủ tàu ngay lập tức thả neo, để máy tàu nhỏ kết hợp với dùng la bàn để bẻ lái tàu quay về hướng gió và giữ nguyên với hương sóng 20-30 độ, nhằm giảm sóng đập vào mạn tàu. Tuyệt đối không để tàu quay ngang sóng, đề phòng tàu bị lắc và lật.

.

Theo ANTV

.