Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201212/24722-ca-lang-song-voi-ran-393777/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201212/24722-ca-lang-song-voi-ran-393777/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cả làng sống với rắn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 10/12/2012, 06:57 [GMT+7]
24722

Cả làng sống với rắn

Sáu mươi năm trước, một vị bác sĩ đã thực hiện ý tưởng biến ngôi làng nhỏ bé, bụi bặm của ông thành một điểm hấp dẫn khách du lịch. Để thực hiện ý tưởng đó, ông phải thuyết phục dân làng nuôi rắn như những vật nuôi trong nhà, luyện cho chúng tham gia vào các show biểu diễn cho khách du lịch. Thật ngạc nhiên, trò giải trí có thể làm khách du lịch thót tim này đã đưa tên tuổi làng Ban Kok Sa-Nga, tỉnh Khon Kaen, vùng Đông Bắc Thái Lan vào danh sách các điểm du lịch hấp dẫn của Thái Lan với tên gọi: Làng hổ mang (Cobra).
Rắn được nuôi như vật nuôi trong nhà ở làng Ban Kok Sa-Nga

Ban Kok Sa-Nga có khoảng 140 gia đình thì toàn bộ trong số ấy đều nuôi ít nhất một chú rắn. Các chú rắn được ở trong một “phòng riêng” là một hộp gỗ dựng bên ngoài ngôi nhà. Họ nuôi các loài rắn từ những loài độc nhất, như rắn hổ mang vua và rắn hổ mang mắt kiếng, tới các loài "ít độc" hơn như rắn hổ mang thường hoặc trăn. Chính vì vậy mà không khí ở ngôi làng này luôn như ở lễ hội.

Các chú rắn nuôi trong làng có đủ loại từ những loài độc nhất, như rắn hổ mang chúa, rắn hổ mang mắt kính tới các loài ít độc hơn như hổ mang thường hoặc trăn.

Đến với ngôi làng này, du khách sẽ thấy một điều rất thú vị đó là cả làng lúc nào cũng như sống trong không khí lễ hội bởi các trò biểu diễn với rắn là chủ đề cực kỳ hấp dẫn.

Dân trong làng, từ lúc sợ không dám sờ vào con rắn, thì nay đã có thể thuần phục nó

Các chú rắn sống trong trong điều kiện nuôi nhốt được đưa ra thi đấu với nhau khiến người ta liên tưởng tới một trận đấm bốc. “Trận đấu” như một cuộc trêu chọc con rắn hổ mang chúa và khi con rắn lao mình về phía trước nhưng cắn trượt, người chơi tiếp tục... kéo đuôi rắn để thêm phần kích động.

Mặc dù chứng kiến tất cả các pha nguy hiểm kỳ lạ trong các show diễn này, nhưng chưa hết, khách du lịch sẽ vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến sự thân thiện giữa dân làng với những “con vật nuôi” của họ. Hầu hết mọi người sẽ vô cùng lo sợ khi nhìn những sinh vật này, nhưng người dân của Ban Kok Sa-Nga thậm chí không có lấy một cái chớp mắt. Ngay cả những đứa trẻ cũng có thể chơi với những con rắn dễ dàng, từ lúc nhỏ chúng đã được dạy làm thế nào để xử lý rắn, làm thế nào để chống lại rắn và cho rắn ăn.

Trẻ em trong làng cũng chơi được với rắn

Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại của làng Cobra là tiêu chuẩn về an toàn rất thấp. Đã có tin đồn về một số khách du lịch thiệt mạng do bị rắn trong làng tấn công. Không rõ là những tin đồn này có đúng hay không, nhưng người dân địa phương chắc chắn đã không ít lần bị các con vật nuôi của mình cắn.

Cụ Bualee Chai, 72 tuổi, có thể coi là người có nhiều kinh nghiệm nhất khi thuần dưỡng những chú rắn cho biết, ông đã bị rắn cắn tới 21 lần. Với ông đây là những con số rất đáng tự hào. Trong hơn nửa thế kỷ sống chung với rắn và kiếm tiền từ rắn, tên tuổi của ông và những con rắn của ông đã khá quen thuộc với các tour du lịch ở Thái Lan. Để có bằng chứng về chấn thương của mình, ông chìa bàn tay đã bị mất đi một ngón. Ông cho biết, nếu ông không phẫu thuật cắt bỏ ngón tay có thể ông không thể sống đến bây giờ. Lần cuối cùng ông bị cắn và bị mất một ngón tay là ngày 26/12/2004 đúng vào đợt sóng thần đánh vào Thái Lan.

Cụ Chai cho biết, sau khi bị rắn cắn, cụ đã từ chối thực hiện các biện pháp chích nọc độc, bởi cụ cho rằng các kỹ thuật chích nọc độc dễ gây tổn thương đến các loài rắn. Từ lúc còn rụt rè không dám gõ vào đầu con rắn, thì nay ông đã có thể bắt nó phải “phục tùng” mỗi khi lên sân khấu.

Rắn đã trở thành "người thân" trong mỗi gia đình ở Ban Kok Sa-Nga

Sự thật là người dân nơi đây coi rắn như một phần của gia đình họ. "Nếu một con rắn chết, gia đình sẽ rất đau buồn, có khi cả năm trời", cụ Chai nói. "Khi có rắn chết, nó sẽ được làm lễ tại chùa làng".

Thực tế, dân làng Ban Kok Sa-Nga không kiếm được nhiều tiền từ rắn. Họ kiếm tiền chủ yếu nhờ việc trồng một loại thảo mộc có tên là “Wan Paya ngoo”, loại thảo mộc này khi trộn với vôi có tác dụng chữa trị vết thương do rắn cắn. Cụ Chai cũng tiết lộ loại thảo dược này có thể chữa trị các vết cắn của bất kỳ loài có nọc độc nào, như rết, bọ cạp. Khi ăn loại thảo dược này, sau 30 phút, người bệnh sẽ thấy tốt hơn.

Tại Ban Kok Sa-Nga, người ta không chỉ nuôi mà còn mua rắn. Người dân trong làng sẵn sàng bỏ ra 5.000-6.000 baht (khoảng 160-200 USD) để mua một con rắn. Nhưng họ lại không bao giờ muốn bán. Ngay cả khi những con rắn không giúp họ kiếm được nhiều tiền, họ tiếp tục mua chúng bởi một thứ tình cảm vô cùng đặc biệt nhưng cũng rất bình thường: mua rắn về để chăm sóc.

Nguồn: VOV
.