Tại Pháp, các hãng hàng không Air France và KLM cũng tuyên bố sẽ sớm tuân thủ “quy tắc hai người”. Brussels Airlines của Bỉ cũng đã có thông báo tương tự. Trong khi đó, tại Canada, luật mới này được áp dụng với các hãng Air Canada, Westjet và Air Transat...
Sau khi thông tin về cơ phó của chuyến bay 4U 9525 tự khóa trái trong cabin và cố tình ấn nút hạ độ cao để máy bay đâm xuống núi được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) hôm 27/3 đã ra một quy định mới theo đó, phải có ít nhất 2 người trong buồng lái trong suốt hành trình bay. Ngay lập tức, quy định này đã được các quốc gia như Đức, Áo, Bồ Đào Nha triển khai đối với các hãng hàng không từ ngày 27/3.
Tại Pháp, các hãng hàng không Air France và KLM cũng tuyên bố sẽ sớm tuân thủ “quy tắc hai người”. Brussels Airlines của Bỉ cũng đã có thông báo tương tự. Trong khi đó, tại Canada, luật mới này được áp dụng với các hãng Air Canada, Westjet và Air Transat. Hãng hàng không Ryanair của Ireland, Fainnair của Phần Lan, Easy Jet của Anh, Air Shuttle của Na Uy cũng vậy.
Mô hình bên trong cabin của máy bay Airbus A320. (ảnh: EPA) |
Trong khi đó, hãng Air Berlin đã nhánh chóng giới thiệu quy tắc mới về an toàn buồng lái mà các hãng hàng không Mỹ vẫn đang áp dụng, trong đó có quy định buồng lái máy bay lúc nào cũng phải có hai người. Điều này có nghĩa nếu một trong 2 phi công rời buồng lái để đi vệ sinh hay lấy nước, tổ bay sẽ điều hành một thành viên phi hành đoàn vào buồng lái để thế chỗ cho đến khi phi công quay trở lại. Liên hiệp giao thông hàng không Đức cho biết quyết định này được thông qua sau khi đã thống nhất với Bộ Giao thông Đức. Bộ Giao thông Áo, hãng hàng không Corsair của Pháp và Air Baltic củaa Latvia cũng đưa ra quy định tương tự đối với các hãng hàng không của các nước này.
Một số ý kiến khác còn cho rằng nên lắp camera buồng lái để kiểm soát hoạt động của phi công và trong trường hợp khẩn cấp, trạm kiểm soát không lưu sẽ có thông báo tới nhân viên an ninh cũng như các thành viên khác trong phi hành đoàn để có hành động can thiệp kịp thời.
.