Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201411/doan-ket-de-chong-is-556296/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201411/doan-ket-de-chong-is-556296/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đoàn kết để chống IS - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 09/11/2014, 14:42 [GMT+7]

Đoàn kết để chống IS

Đây là khẩu hiệu mà các nhà lãnh đạo Iraq đưa ra và kêu gọi các phe phái chính trị cùng người dân thực hiện để tạo nên một mặt trận thống nhất chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo Tổng thống Iraq Fouad Massoum, sự tái lập ổn định xã hội sẽ tạo đà cho cuộc chiến chống khủng bố này.
 
Phát biểu tại Diễn đàn đối thoại và hòa giải Trung Đông đang được tổ chức tại thành phố Erbil ở miền Bắc Iraq với sự tham dự của lãnh đạo 12 quốc gia trong khu vực, Tổng thống Iraq Fouad Massoum nói rằng, cả thế giới đang quan tâm ủng hộ Iraq trong cuộc chiến chống lại IS nhưng người dân nước này lại chưa sẵn sàng vào cuộc.
 
Nguyên do bắt nguồn từ các mâu thuẫn phe phái chính trị, mâu thuẫn sắc tộc và những vấn đề nhạy cảm khác. Vì thế, ông Fouad Massoum cho rằng, nếu các phe phái chính trị đạt được đồng thuận về hòa giải dân tộc thì mới tạo được một “vành đai sắt” khiến IS không thể tiếp tục “làm mưa làm gió” tại một số tỉnh, thành của Iraq cũng như các khu vực vùng biên giới với Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Điểm mấu chốt hiện nay, theo Tổng thống Iraq là cần phải học hỏi kinh nghiệm quốc tế như ở Nam Phi và Ireland để “khôi phục nền hòa bình dân sự”. Đồng quan điểm với ông Fouad Massoum, Phó Tổng thống Iraq Osama Nujayfi còn nhấn mạnh rằng, thời gian để đưa những thỏa thuận mới về an ninh, dầu khí và cách đối phó với IS đang dần hết.
 
Ông Osama Nujayfi nói: “Một số đảng phái chưa sẵn sàng cho việc này. Tôi biết điều đó. Nhưng hai tháng đã trôi qua mà chúng ta chưa đạt được bất kỳ một đồng thuận nào. Bây giờ, sự an toàn của các giếng dầu, an ninh quốc gia, an sinh xã hội là những điều quan trọng nhất và là cơ hội cuối cùng để chúng ta xây dựng Iraq”. Được biết, hiện lực lượng người Kurd đã đồng ý tham gia liên minh chính phủ với phe chính trị theo dòng Hồi giáo Sunni.
Iraq tuyên bố không cần sự hiện diện của quân đội nước ngoài mà chỉ mong có sự hỗ trợ vũ khí và huấn luyện để chống IS. Ảnh: Reuters.
Iraq tuyên bố không cần sự hiện diện của quân đội nước ngoài mà chỉ mong có sự hỗ trợ vũ khí và huấn luyện để chống IS. Ảnh: Reuters.
Diễn giải cụ thể hơn về vấn đề cấp bách này, Chủ tịch Quốc hội Iraq Selim al-Jabouri khẳng định “hòa giải dân tộc đòi hỏi sự dũng cảm và quyết tâm cao” và những người ủng hộ dự án này cũng cần “can đảm và vượt qua tất cả những điều cấm kỵ hoặc ranh giới đỏ”. Ông Selim al-Jabouri nhận định, quốc gia vùng Vịnh này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ việc các đảng phái chính trị thiếu các kênh tiếp xúc và liên lạc.
 
Theo tin từ hãng AP, thời gian gần đây, IS đã gia tăng các hoạt động tấn công khủng bố ở Iraq và Syria, bất chấp việc Mỹ và các nước đồng minh liên tục có các cuộc không kích vào căn cứ của tổ chức này. Bên cạnh đó, chúng còn tung lên mạng Internet những hình ảnh các vụ tra tấn tù nhân, giết người một cách dã man, giết người tập thể nhằm làm lung lay ý chí chiến đấu và gây nên nỗi lo sợ, hoang mang lớn ở Iraq. Nhiều quốc gia láng giềng với Iraq cũng đã buộc phải thắt chặt an ninh vì lo sợ IS có thể cử các chiến binh sang để tấn công khủng bố.
 
Cụ thể, hôm 6/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai thêm vũ khí hạng nặng, trong đó có cả xe tăng, tới đường biên giới giáp nước láng giềng Syria và Iraq. Một quan chức cấp cao về an ninh của Iraq cho biết, trong thời gian tới, Iraq có tổ chức lễ Ashura và khi đó, các tín đồ Hồi giáo dòng Shiites sẽ tập trung tại các địa điểm linh thiêng, tạo điều kiện cho IS tấn công bằng bom hoặc đánh bom liều chết như vụ Al-Qaeda tấn công năm 2004 làm 171 người thiệt mạng. Hiện lực lượng an ninh Iraq đã được đặt trong tình trạng báo động cao, an ninh cũng được siết chặt ở nhiều nơi. Mặc dầu mong muốn nhận được hỗ trợ từ bên ngoài nhưng theo Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari, chính quyền Baghdad vẫn đủ sức chống chọi với IS và đề nghị các nước trợ giúp thiết bị quân sự và huấn luyện binh sĩ hoặc cảnh sát…
 
Nhiều quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Iran cũng bày tỏ ủng hộ trước chính sách này của Iraq và cho rằng, chỉ có sự đoàn kết nội bộ mới giúp quốc gia vùng Vịnh này thoát khỏi sự gia tăng bạo lực và cực đoan kiểu IS.
.

Nguồn: Cand.com.vn

.