Tin tức sự kiện

21 nước châu Á thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng

09:24, 26/10/2014 (GMT+7)
Ngày 24/10, tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, 21 quốc gia châu Á đã ký Bản ghi nhớ về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB), với vốn điều lệ lên tới 100 tỷ USD.
 
Với số vốn ban đầu 50 tỷ USD, AIIB dự kiến nhận vốn từ các thành viên và có thể mở rộng hoạt động trong tương lai. Nguồn tài chính và tỷ lệ đóng góp của các đối tác sẽ do các thành viên sáng lập AIIB đề ra thông qua các cuộc tư vấn và đàm phán. 
 
Các thành viên tham gia sáng lập gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan và Việt Nam.
 
AIIB sẽ là một định chế tài chính đa phương, tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Á và có trụ sở đặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Sau khi ký kết MOU, đại diện các nước ký kết sẽ đàm phán về các điều khoản trong thoả thuận thành lập AIIB. Những nước ký và thông qua thoả thuận này sẽ chính thức trở thành thành viên sáng lập AIIB.
 
 Ngân hàng này có chức năng cung cấp tài chính cho các hoạt động: Xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy điện và các mạng lưới viễn thông cần thiết cho sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực.
 
Theo kế hoạch, AIIB sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 sau khi các cổ đông sáng lập thông qua và ký kết các điều khoản thỏa thuận.
 
Nhu cầu đối với phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. WB ước tính khu vực Nam Á cần đầu tư khoảng 250 tỷ USD/năm để nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng trong 10 năm tới, trong khi con số tương ứng của Đông Á là khoảng 600 tỷ USD/năm.
 
Hồi tháng 7/2014, các nhà lãnh đạo của 5 nước thuộc khối BRICS gồm  Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi
 
Với số vốn ban đầu 50 tỷ USD, AIIB dự kiến nhận vốn từ các thành viên và có thể mở rộng hoạt động trong tương lai. Nguồn tài chính và tỷ lệ đóng góp của các đối tác sẽ do các thành viên sáng lập AIIB đề ra thông qua các cuộc tư vấn và đàm phán. 
 
Các thành viên tham gia sáng lập gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan và Việt Nam.
 
AIIB sẽ là một định chế tài chính đa phương, tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Á và có trụ sở đặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Sau khi ký kết MOU, đại diện các nước ký kết sẽ đàm phán về các điều khoản trong thoả thuận thành lập AIIB. Những nước ký và thông qua thoả thuận này sẽ chính thức trở thành thành viên sáng lập AIIB.
 
 Ngân hàng này có chức năng cung cấp tài chính cho các hoạt động: Xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy điện và các mạng lưới viễn thông cần thiết cho sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực.
 
Theo kế hoạch, AIIB sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 sau khi các cổ đông sáng lập thông qua và ký kết các điều khoản thỏa thuận.
 
Nhu cầu đối với phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. WB ước tính khu vực Nam Á cần đầu tư khoảng 250 tỷ USD/năm để nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng trong 10 năm tới, trong khi con số tương ứng của Đông Á là khoảng 600 tỷ USD/năm.
 
Hồi tháng 7/2014, các nhà lãnh đạo của 5 nước thuộc khối BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã thỏa thuận thiết lập ngân hàng phát triển mới (NDB-New Development Bank) và quỹ dự trữ khẩn cấp có mức vốn là 100 tỷ USD. Mục tiêu của NDB, có trụ sở tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và sẽ đi vào hoạt động từ 2016, là cung cấp vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại các thành viên và các quốc gia đang phát triển khác.
 
Sự ra đời của AIIB và của NDB là những sự kiện đánh dấu sự vươn lên trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi.
 
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim cho biết ngân hàng này đánh giá cao đề xuất thành lập AIIB và nhấn mạnh rằng hai cơ quan này nên là các đối tác hỗ trợ, bổ sung cho nhau thay vì là đối thủ cạnh tranh. Ông Kim cho biết lời khuyên duy nhất của ông cho AIIB là ngân hàng này cần coi WB là đối tác nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm../.
 
Nguyễn Chiến(NDB-New Development Bank) và quỹ dự trữ khẩn cấp có mức vốn là 100 tỷ USD. Mục tiêu của NDB, có trụ sở tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và sẽ đi vào hoạt động từ 2016, là cung cấp vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại các thành viên và các quốc gia đang phát triển khác.
 
Sự ra đời của AIIB và của NDB là những sự kiện đánh dấu sự vươn lên trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi.
 
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim cho biết ngân hàng này đánh giá cao đề xuất thành lập AIIB và nhấn mạnh rằng hai cơ quan này nên là các đối tác hỗ trợ, bổ sung cho nhau thay vì là đối thủ cạnh tranh. Ông Kim cho biết lời khuyên duy nhất của ông cho AIIB là ngân hàng này cần coi WB là đối tác nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm.

Nguồn: Chinhphu.vn

Các tin khác