Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201501/khi-cong-nghe-tan-cong-bong-da-580126/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201501/khi-cong-nghe-tan-cong-bong-da-580126/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khi công nghệ tấn công bóng đá - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 17/01/2015, 09:17 [GMT+7]

Khi công nghệ tấn công bóng đá

(Congannghean.vn)-Bóng đá thế giới đã trải qua hơn 100 năm phát triển. Nhưng có lẽ chưa bao giờ nó đi đến giới hạn cực điểm như lúc này. Bóng đá bây giờ không chỉ là một ngành công nghiệp mang lại nguồn tài chính khổng lồ, mà nó còn là mảnh đất để phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ. Bóng đá không thể thiếu công nghệ và chính nó giúp bóng đá ngày càng phát triển ở tầm cao khó tưởng tượng.
 
1. Cách đây hơn 30 năm, bóng đá là bản năng, nó tồn tại gần như độc lập và không chịu tác động của bất kì hoạt động kinh doanh hay công nghệ nào. Thế mới có chuyện, tại World Cup 1978 tại Argentina, một số đội tuyển còn không có... trang phục để mặc. Ví dụ như đội tuyển Pháp thi đấu trận vòng bảng gặp Hungary phải... mượn trang phục của câu lạc bộ địa phương (Atletico Kimberley) để sử dụng khi trùng áo màu xanh với đối thủ. Các hoạt động quảng cáo, tài trợ gần như không tồn tại chứ chưa nói đến công nghệ được áp dụng. Đời sống bóng đá đơn giản chỉ là tập luyện, trui rèn và ra sân thi đấu.
 
Thế nhưng, trong khoảng 30 năm qua, bóng đá đã trở thành mục tiêu, đối tượng của tất cả mọi phương tiện xã hội. Kinh tế len lỏi vào để khống chế bóng đá. Truyền thông biến nó trở thành công cụ quảng bá. Và kĩ thuật công nghệ cũng coi đây như một mảnh đất giàu tiềm năng khai thác, khi mà bóng đá châu Âu đã trở thành một ngành công nghiệp có sức cạnh tranh và chạy đua mạnh mẽ chẳng kém gì ngành phát triển công nghệ xe hơi ở Cựu lục địa.
Áo thi đấu có cảm biến sensor.
Áo thi đấu có cảm biến sensor.
Đầu thập kỉ 90, bóng đá bắt đầu áp dụng công nghệ cao với những phòng thí nghiệm khoa học sinh hóa, máy vi tính được sử dụng trong công tác thống kê, truyền tải và lưu trữ dữ liệu. Những năm đầu thế kỉ 21, chíp điện tử, công nghệ tinh vi, các loại máy móc y tế trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các đội bóng, các công tác luyện tập và nâng cao thể lực, sức bền cho cầu thủ.
 
Và đến lúc này, tiếp tục có những cải tiến mới về công nghệ hỗ trợ bóng đá. Đó là công nghệ sensor. Vậy sensor là gì? Đó là bộ cảm biến, một thiết bị điện tử siêu tinh vi, nhỏ gọn, truyền tải các dữ liệu từ môi trường bên ngoài và biến đổi thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Thiết bị này đang được sử dụng ở nhiều đội bóng lớn, với các ứng dụng đa dạng. Bộ cảm biến này có thể gắn vào đủ thứ: quần áo, tất, bóng, cầu môn, trang phục tập, mũ…
 
Thậm chí, một số hãng sản xuất thiết bị thể thao còn phối hợp với các hãng thời trang cho ra đời các sản phẩm cảm biến được dệt thành sợi vải. Khi cầu thủ mặc bộ đồ này có nghĩa họ đã khoác lên mình cả một hệ thống cảm biến. Thiết bị này được dùng để đánh giá, phân tích các chỉ số cơ học, thể lực, sức bền, các dữ liệu sinh học, nhịp tim và các thuật toán con số. Bên cạnh đó, hệ thống này còn có tính năng theo dõi. Đó là cơ sở để xây dựng các dữ liệu về trận đấu như quãng đường di chuyển, tốc độ trung bình, khả năng hoạt động của đội bóng và từng cầu thủ, các thống kê chuyên môn, các kĩ năng, năng lượng, hiệu quả...
 
2. Tác dụng ghê gớm của bộ cảm biến (sensor) này đã nâng bóng đá trở thành một "môn khoa học thể thao công nghệ cao". Công tác kiểm soát thể trạng cầu thủ không còn phức tạp và thủ công như trước. Khi được trang bị sensor, bất kì một phản ứng sinh học bất thường đều được ghi lại và chữa trị nhanh chóng. Hiệu suất hoạt động của cầu thủ cũng được kiểm soát, duy trì ở mức hợp lí nhất. Chính vì thế mà khi sensor ra đời, các câu lạc bộ lớn đổ xô đi mua về sử dụng như một trào lưu thiết yếu.
 
Mới đây, tờ Dailymail của Anh đã đưa ra một hệ thống cơ bản của một trận bóng đỉnh cao với đầy đủ các hệ thống sensor như sau: nó được trang bị ở trang phục thi đấu của các cầu thủ, các trọng tài, được lắp trên sân để xác định bàn thắng (hay còn gọi là hệ thống goaline), nó có trong quả bóng thi đấu, có trong hệ thống theo dõi toàn bộ sân vận động...
Các thiết bị này được cung cấp bởi các hãng công nghệ cao, nhưng nó cũng được sản xuất bởi những hãng sản xuất trang thiết bị lớn thể thao. Adidas, Nike đều đã tạo ra các ứng dụng này cung cấp cho các CLB. Ví dụ Adidas chế tạo sản phẩm có tên Quả bóng thông minh (MiCoach Smart Ball, nằm trong hệ thống thiết bị cảm biến MiCoach Elite system) với bộ cảm biến được kết nối Bluetooth, liên kết với iPhone hay một thiết bị đi kèm.
Hệ thống cảm biến gắn ở chân cầu thủ.
Hệ thống cảm biến gắn ở chân cầu thủ.
Nó cho phép ghi chép, phân tích những cú đá bóng chết (trực tiếp, penalty, phạt góc…), chụp lại quỹ đạo bay của trái bóng, các góc bay, phân tích tốc độ, độ xoáy, lực tác động… giúp HLV và cầu thủ tìm hiểu những sai lầm, những cách đá tốt nhất, phù hợp nhất để nâng cao kĩ thuật. Cụ thể nhất là C.Ronaldo với cú đá phạt đặc trưng được đặt tên là "knuckle ball", cũng đã được phân tích kĩ qua công nghệ này.
 
Mới nhất, một số tập đoàn công nghệ đã thử nghiệm và giới thiệu đến các đội bóng hệ thống cảm biến ngăn chặn nạn... ăn vạ. Đó cũng là một hệ thống sensor, đặt ở chân, đi kèm với miếng lót ống đồng để xác định cầu thủ có tác động hay không và từ đó giúp trọng tài xác định tình huống đó có phải ăn vạ hay không!
 
Tuy nhiên công nghệ, máy móc chỉ là một phần trong quá trình tập luyện, hoàn chỉnh kĩ năng. Vấn đề cơ bản nhất vẫn là yếu tố con người và khả năng cơ bản. Để hoàn thiện yếu tố này, lại có rất nhiều hệ thống công nghệ để khám phá, tìm hiểu và khai thác năng lực ẩn bên trong tư duy của cầu thủ. Câu lạc bộ Real Madrid đã tiếp cận với hệ thống này và thử nghiệm ở một số cầu thủ. Ví dụ C.Ronaldo được thí nghiệm khả năng phán đoán tình huống, cảm giác bóng. Họ đưa cầu thủ này vào một căn phòng đặc biệt cũng được theo dõi bởi các mắt cảm biến gắn trong phòng. Họ dựng một tình huống tạt bóng về phía C.Ronaldo như bình thường.
 
Ngay khi bóng rời chân người chuyền, tất cả bóng đèn đều tắt, C.Ronaldo phải phán đoán quả bóng ở đâu trong bóng tối và dứt điểm nó. Kết quả là C.Ronaldo có tỷ lệ dứt điểm thành công trong bóng tối lên đến 82%. Hay như Toni Kroos cũng được thử nghiệm ở khả năng khác, đó là phán đoán áp lực từ phía sau. Cầu thủ này đã có cảm giác và phán đoán được có người bám đuổi phía sau bằng trực giác cực tốt. Từ những cảm giác không gian, những phán đoán tình huống như vậy, họ sẽ hoàn thiện hơn các kĩ năng tư duy chiến thuật, xác định phương hướng phục vụ cho một trận bóng.
Sản phẩm quả bóng thông minh.
Sản phẩm quả bóng thông minh.
Trong kĩ năng hoàn thiện tư duy, thủ môn cũng là một "đối tượng" để thử nghiệm và áp dụng công nghệ. Ngay ở đôi găng tay cũng được cải tiến rất nhiều với các chất liệu được cải tiến. Thậm chí ở đó cũng được cấy sensor để nghiên cứu tác động bóng và khả năng phản xạ.
 
3.Cùng với sự cải tiến về công nghệ, sự đổi mới về luật và các hệ thống quy chuẩn thi đấu cũng khiến bóng đá thay đổi rất nhiều trong gần nửa thế kỉ qua. Cầu môn rộng ra, các quy tắc việt vị được thay đổi liên tục, hay như năm vừa qua đã có 2 thay đổi mang tính đột phá. Đó là hệ thống mắt diều hâu thường được dùng ở môn tennis, nhằm xác định bóng đi qua vạch cầu môn hay chưa và hộp xịt vạch tự hủy. Cả hai công nghệ này đều lần đầu tiên được áp dụng chính thức ở một giải đấu lớn, chính là World Cup 2014 vừa qua tại Brazil.
 
Với nhiều cải tiến và áp dụng các công nghệ khoa học mà tờ Sportbild đã đưa ra một bài so sánh giữa sự phát triển của bóng đá với ngành công nghiệp xe hơi. Theo đó, từ năm 1960 đến nay, bóng đá có nhiều sự thay đổi hơn cả những sự cải tiến của ngành sản xuất xe hơi. Và đương nhiên là những công nghệ được bóng đá áp dụng cũng ngày càng đa dạng, tối tân và luôn ở mức "siêu hạng". Bởi vậy, mà các trận bóng đá lúc này ngày càng có chất lượng cao hơn, các ngôi sao được tập luyện trong môi trường hiện đại, chuyên biệt hơn và dĩ nhiên là cũng đắt đỏ hơn.
 
 Ảnh hưởng của công nghệ sensor
 
Công nghệ sensor được hãng Adidas giới thiệu lần đầu tiên cách đây 2 năm, nhưng chỉ được áp dụng vào năm 2014. Đó là hệ thống MiCoach Elite system, bao gồm rất nhiều sản phẩm. Hiện nay đã có 19 câu lạc bộ bóng đá ở Mỹ và 74 đội bóng lớn ở châu Âu sử dụng hệ thống này. Một số nghiên cứu cho rằng, ngoài tác dụng kiểm soát và theo dõi sức khỏe, với công nghệ sensor này, một cầu thủ có thể nâng được hiệu suất lên từ 5 đến 12% với những dữ liệu thu thập được để tập luyện.
 
Trong hàng loạt công nghệ sensor, phổ biến nhất là quần áo thi đấu được dệt kèm các sợi cảm biến, có tốc độ xử lí và khả năng lưu trữ lên tới 4GB, dựa trên công nghệ Zephyr tương tự thiết bị sử dụng trong các lực lượng quân sự đặc biệt của Mỹ. Một số câu lạc bộ ở giải Ngoại hạng Anh đã dùng áo đấu này, trong đó đội Tottenham Hospur là CLB đầu tiên mặc bộ trang phục công nghệ cao này vào mùa giải 2012/2013.
.

Nguồn: Cand.com.vn