Cách đây gần 1 năm, khi cướp diễn đàn trong Lễ tổng kết mùa giải của VFF, bầu Kiên đã tuyên bố đại ý rằng: có rất nhiều ông chủ đang chán nản muốn bỏ bóng đá giống như bầu Long, bầu Tuấn của Hòa Phát Hà Nội. Nhà tài phiệt tài chính đã sử dụng luận điểm đấy làm minh chứng cho sự xuống cấp của bóng đá Việt Nam, để gây sức ép thành lập VPF. Thế nhưng, giờ đây khi VPF đã giành quyền tổ chức các giải đấu, thì nguy cơ các ông chủ chia tay với bóng đá vẫn đang treo lơ lửng trên nhiều đội bóng…
Theo thông tin của giới trong nghề thì hiện nay có tới tới gần nửa số ông chủ của các đội đang chơi ở V-League đang lăm le trong thế sẵn sàng “nhảy khỏi tàu” với hình thức “chuyển giao đội bóng”, nếu có cơ hội. Vậy đâu là bản chất của vấn đề? Tất nhiên, nó không phải là lỗi của VPF. Mà nó thực ra là một kết cục tất yếu do những lỗi đã mang tính hệ thống của bóng đá Việt Nam, bắt nguồn từ chính…các ông bầu.
Không ai có thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp làm bóng đá đã mang lại cho làng túc cầu nội một diện mạo khác hẳn. Các cầu thủ đã có thể sống, thậm chí là sống rất khỏe bằng nghề, không còn phải canh cánh nỗi lo cơm-áo-gạo-tiền. Thế nhưng, dòng tiền được các ông bầu đổ vào cuộc chơi bóng banh đã kéo theo rất nhiều hệ lụy mặt trái, mà nguy hiểm nhất là hội chứng bong bóng.
Người ta vẫn nói phú quý sinh lễ nghĩa. Cách đây vài ba năm, làm bóng đá thực sự là mốt, là cái cách hữu hiệu để người ta thể hiện đẳng cấp đại gia dưới chiêu bài quảng-bá-thương-hiệu. Thế nên, các ông bầu đã không tiếc tiền vung tay vào thú vui này. Và nguồn tiền khổng lồ được các doanh nghiệp thi nhau dốc vào bóng đá đã mang đến một bộ mặt hào nhoáng giả tạo của V-League. Có thể nói, bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại hoàn toàn mang một giá trị ảo. Từ lương thưởng, trị giá cầu thủ cho đến giá trị CLB. Chắc chắn không có bất kì một đội bóng nào trên thế giới chấp nhận mức phí chuyển nhượng, lót tay và mức lương thưởng trên trời của các cầu thủ Việt Nam. Cần nhớ rằng, số đông những cầu thủ đang thi đấu ở các giải hạng 2 của 5 giải đấu hàng đầu châu Âu cũng chỉ được định giá ở mức đó. Nói một cách khác chính các ông bầu đã làm hư cầu thủ, khi quá nuông chiều, dành cho họ những mức đãi ngộ quá cao so với mặt bằng chung của xã hội cũng như đóng góp thực tế.
Theo thông tin của giới trong nghề thì hiện nay có tới tới gần nửa số ông chủ của các đội đang chơi ở V-League đang lăm le trong thế sẵn sàng “nhảy khỏi tàu” với hình thức “chuyển giao đội bóng”, nếu có cơ hội. Vậy đâu là bản chất của vấn đề? Tất nhiên, nó không phải là lỗi của VPF. Mà nó thực ra là một kết cục tất yếu do những lỗi đã mang tính hệ thống của bóng đá Việt Nam, bắt nguồn từ chính…các ông bầu.
Không ai có thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp làm bóng đá đã mang lại cho làng túc cầu nội một diện mạo khác hẳn. Các cầu thủ đã có thể sống, thậm chí là sống rất khỏe bằng nghề, không còn phải canh cánh nỗi lo cơm-áo-gạo-tiền. Thế nhưng, dòng tiền được các ông bầu đổ vào cuộc chơi bóng banh đã kéo theo rất nhiều hệ lụy mặt trái, mà nguy hiểm nhất là hội chứng bong bóng.
Người ta vẫn nói phú quý sinh lễ nghĩa. Cách đây vài ba năm, làm bóng đá thực sự là mốt, là cái cách hữu hiệu để người ta thể hiện đẳng cấp đại gia dưới chiêu bài quảng-bá-thương-hiệu. Thế nên, các ông bầu đã không tiếc tiền vung tay vào thú vui này. Và nguồn tiền khổng lồ được các doanh nghiệp thi nhau dốc vào bóng đá đã mang đến một bộ mặt hào nhoáng giả tạo của V-League. Có thể nói, bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại hoàn toàn mang một giá trị ảo. Từ lương thưởng, trị giá cầu thủ cho đến giá trị CLB. Chắc chắn không có bất kì một đội bóng nào trên thế giới chấp nhận mức phí chuyển nhượng, lót tay và mức lương thưởng trên trời của các cầu thủ Việt Nam. Cần nhớ rằng, số đông những cầu thủ đang thi đấu ở các giải hạng 2 của 5 giải đấu hàng đầu châu Âu cũng chỉ được định giá ở mức đó. Nói một cách khác chính các ông bầu đã làm hư cầu thủ, khi quá nuông chiều, dành cho họ những mức đãi ngộ quá cao so với mặt bằng chung của xã hội cũng như đóng góp thực tế.
Nguy hiểm hơn nữa, cái cách đọ xem ai chịu chơi hơn ấy của các ông bầu đã dẫn đến một nền bóng đá phát triển vô cùng lệch lạc. Mà có lẽ sử dụng lời nhận xét của HLV Alfred Riedl từ năm 1998: “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc” vẫn còn rất phù hợp. Một đội bóng gần như không có nguồn thu, cũng chẳng làm được yêu cầu tối thiểu là kéo khán giả đến sân, nhưng vẫn ngốn tiền một cách khủng khiếp lên tới cả trăm tỷ/năm. Điều này khiến cho các CLB không phát triển theo mô hình chuyên nghiệp, mà thực tế là chuyển sang một hình thức bao cấp khác: phụ thuộc hoàn toàn vào bầu sữa của ông chủ.
Rõ ràng, khi phải đứng nhờ trên đôi chân của người khác, thì sự tồn tại của đội bóng khó có thể coi là bền vững. Trên thế giới đã chứng kiến không ít cái chết bất đắc kì tử của những CLB lớn do chủ sở hữu gặp khó khăn về tài chính như trường hợp của AC Parma khi công ty mẹ Parmalat rơi vào khủng khoảng (giờ phải tồn tại dưới tên mới FC Parma) hay Lazio khi ông chủ Sergio Cragnotti phá sản…Mà nên nhớ rằng, các CLB kể trên, cũng như các đội bóng lớn khác trên thế giới đang chịu sự bao cấp của ông chủ như Chelsea hay Man City ít nhất đều có một lượng CĐV đông đảo, có một nguồn thu kếch xù từ bản quyền truyền hình, tiền vé, bán đồ lưu niệm…Trong khi đó, với các đội bóng Việt Nam thì tất cả chẳng khác gì một con số 0 tròn trĩnh (bởi đâu có thu hút được khán giả).
Thế nên, về lý thuyết số phận của các đội bóng Việt Nam càng trở nên mong manh. Nhất là khi tiềm lực tài chính của các đại gia người Việt đương nhiên chưa thể so sánh với các nhà tài phiệt nước ngoài.
Ở thời điểm hiện nay, khi tình hình kinh tế khó khăn cũng chính là lúc tấm mặt nạ hào nhoáng của bóng đá Việt Nam được lột xuống. Tình trạng chậm lương đã trở nên khá phổ biến. Cá biệt như CLB TPHCM còn đã chết lâm sàng. Từ lâu cầu thủ, HLV đã không có lương. Ngân quỹ đội bóng rỗng tuếch. GĐĐH Nguyễn Chí Kiên phải cầm cố cả tài sản cá nhân để đội bóng lay lắt qua ngày.
Chắc chắn nếu tình hình tài chính của các doanh nghiệp không sớm được cải thiện, bộ mặt của V-League sẽ còn thảm hại nữa. Nhưng xét cho cùng đó lại là một điều cần thiết. Bởi người ta vẫn nói: “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Đây sẽ là một cuộc thanh lọc cần thiết, đồng thời là bài học quý giá dành cho các ông bầu để nền bóng đá nước nhà có thể phát triển một cách lành mạnh và bền vững!
Nguồn: Bongdaso
.