Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201612/nam-2017-xu-phat-xe-khong-chinh-chu-nguoi-dan-so-vi-hieu-sai-712146/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201612/nam-2017-xu-phat-xe-khong-chinh-chu-nguoi-dan-so-vi-hieu-sai-712146/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Năm 2017 xử phạt 'xe không chính chủ': Người dân sợ vì hiểu sai - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 03/12/2016, 15:32 [GMT+7]

Năm 2017 xử phạt 'xe không chính chủ': Người dân sợ vì hiểu sai

Nhiều ngày nay, dư luận rất quan tâm đến thông tin: đầu năm 2017, người đi xe máy không sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng như vậy sẽ làm khó những người nghèo, thủ tục rườm rà, mất thời gian.

Tuy nhiên, đa số người dân đều ủng hộ quy định xử phạt này. Khi đi xe chính chủ sẽ giúp cơ quan chức năng rà soát được xe mất cắp trên địa bàn, có thể xử phạt nguội xe vi phạm giao thông.

Cảnh sát giao thông sẽ không dừng phương tiện chỉ để kiểm tra
Cảnh sát giao thông sẽ không dừng phương tiện chỉ để kiểm tra "sang tên đổi chủ của xe"

1.Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng xử phạt xe không chính chủ mục đích cũng là phục vụ sự thuận tiện của người dân. Không chỉ việc tham gia giao thông trở nên quy củ hơn mà còn giúp cơ quan chức năng rà soát được những xe bị cướp hoặc trộm cắp.

Việc sang tên đồng nghĩa với việc nộp phí trước bạ và phụ phí khác sẽ giúp làm tăng nguồn thu ngân sách. Đặc biệt hơn, với những trường hợp các xe vi phạm giao thông, xe chính chủ sẽ thuận tiện cho việc xử lý tai nạn và các vấn đề khác liên quan đến giao thông. Chị Trần Thị Sinh (Giảng Võ, Hà Nội) cho biết: “Nếu đi xe chính chủ sẽ giúp CSGT dễ dàng xử phạt nguội, chính điều này sẽ khiến người tham gia giao thông có ý thức hơn. Họ sẽ không thể đi bừa trên đường, như vượt đèn đỏ, sai làn thậm chí gây tai nạn bỏ chạy được.

Nếu quy định này áp dụng, tôi tin là tình hình giao thông tại các thành phố lớn sẽ ổn định hơn, sẽ giảm rất nhiều tình trạng lạng lách đánh võng, thậm chí không đội mũ bảo hiểm… Tôi rất ủng hộ việc đi xe chính chủ”.

Nhiều người còn cho rằng, nếu đi xe không sang tên gây tai nạn hay người mua lại dùng xe đi cướp giật, gây án, lúc đó chủ cũ sẽ bị gọi lên cơ quan Công an để điều tra. Như vậy sẽ rất phiền phức tới cá nhân người chủ cũ.

“Trước đây, tôi có bán một chiếc xe Wave ngoài chợ xe cũ Dịch Vọng, khoảng 5 năm, sau tôi được Công an phường mời lên làm việc vì chiếc xe mang tên tôi gây ra tai nạn tận Hải Phòng. Chủ xe gây tai nạn đã bỏ trốn.

Mặc dù mình vô tội vì đã bán xe rất lâu rồi nhưng đó cũng là điều phiền phức với tôi. Nếu bây giờ có bán xe chính người bán phải giục người mua sang tên đổi chủ để nếu không may có chuyện gì thì mình không còn liên đới nữa.

Không những thuận lợi cho cơ quan chức năng, đi xe chính chủ sẽ gián tiếp làm giảm ách tắc giao thông. Bên cạnh đó, đây cũng là giải pháp để hướng người dân tới việc sử dụng các phương tiện công thay vì di chuyển bằng xe máy” – anh Nguyễn Đức Mừng (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Hay câu chuyện sang tên đổi chủ xe gắn máy của anh Phúc Thanh Lê cũng vô cùng đặc biệt. Anh Lê có mua một chiếc xe máy của một người ở huyện khác, không sang tên đổi chủ. Sau khoảng 1 năm sử dụng, chiếc xe bị mất cắp. Khoảng 4 tháng sau chiếc xe được tìm thấy nhưng anh Lê không hề hay biết.
Thực tế cơ quan Công an đã tìm thấy chiếc xe đó và có báo về địa phương theo số khung, số máy và tên chủ cũ. Do chủ cũ chiếc xe đi xuất khẩu lao động nên không biết và không báo lại với anh Lê. Khoảng 1 năm sau, anh Lê mới hay biết chiếc xe của mình đã tìm thấy khi chủ cũ trở về nhà.

Những người mua xe cũ cần làm thủ tục sang tên đổi chủ để tránh những phiền toái không đáng có.
Những người mua xe cũ cần làm thủ tục sang tên đổi chủ để tránh những phiền toái không đáng có.

Anh Lê nói: “Đúng là rất phiền phức, nếu như ngày đó tôi mua xe mà sang tên luôn thì có phải thuận tiện hơn không. Chính vì lý do đó mà 1 năm sau khi tìm thấy xe, tôi mới đến cơ quan Công an nhận được. Việc sang tên đổi chủ xe là việc làm vô cùng cần thiết”.

2.Bên cạnh những ý kiến ủng hộ quy định xử phạt này thì cũng còn một số người được hỏi băn khoăn. Họ cho rằng việc xử phạt  này sẽ gây khó cho người tham gia giao thông. Đặc biệt đối với những đối tượng khó khăn, không đủ điều kiện.

Thậm chí khi tham gia giao thông, không may phạm lỗi, người vi phạm phải chứng minh đó là xe của người thân, mình đi mượn. Không phải lúc nào cũng có thể gọi điện cho người thân của mình.

Từ đây sẽ đặt ra vấn đề Công an có quyền tạm giữ xe để xác minh hay không. Rõ ràng sẽ là điều phiền toái, khó xử với cả người dân và lực lượng Công an.

Bạn Nguyễn Văn Lan (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: “Nếu tôi chạy xe của vợ thì phải đem theo giấy đăng ký kết hôn, xe của bố mẹ thì phải đem theo hộ khẩu à? Nhà tôi có 6 người nhưng chỉ có 2 cái xe, thỉnh thoảng đi đâu đó cũng phải lấy của nhau để đi chứ.

Chẳng có lẽ mỗi người 1 cái xe? Mà tiền đâu mà mua những 6 cái xe bây giờ? Như vậy rất rắc rối. Hoặc cả nhóm đi chơi, mượn xe của bạn bè thì lấy gì để chứng minh? Theo tôi, chỉ cần mang theo giấy đăng ký xe, khi cần sẽ xuất trình là hợp lý nhất”.

Để giải thích vấn đề này, Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư Iterlar cho biết: Theo nghị định 46 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, thừa kế. Quy định này áp dụng với đối tượng là chủ xe khi “mua, được cho, được tặng,…” chứ không phải người lái xe.

Bên cạnh đó, CSGT không thể tự ý dừng xe đang đi, trừ các trường hợp luật định. Như vậy CSGT chỉ phạt chủ xe “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe” trong quá trình giải quyết vi phạm giao thông hay qua công tác quản lý hồ sơ, không được dừng xe chỉ để kiểm tra việc này.

Còn trường hợp xe đi thuê, đi mượn thì không có quy định nào xử phạt cả. Bởi quan hệ này là quan hệ dân sự, không phát sinh thủ tục hành chính hay trách nhiệm hành chính trong các trường hợp này.

Đặc biệt trường hợp bạn bè mượn xe của nhau, vợ chồng đi xe của nhau, con cái lấy xe của cha, mẹ để đi thì không vi phạm lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe”.

Ông Hòe cho biết thêm, việc đăng ký sang tên xe là để trách rắc rối và rất cần thiết. Giấy tờ xe có ý nghĩa xác định chiếc xe đó là hợp pháp.

Đối với chủ xe không sang tên, đổi chủ khi mua, được cho, tặng xe, nếu giao cho người khác mà người này gây tai nạn thì chủ xe có trách nhiệm liên đới với người gây tai nạn bồi thường. Chính vì thế khi mua bán xe mà không yêu cầu người mua xe sang tên, đổi chủ thì chủ sở hữu xe sẽ tự giữ rủi ro đối với mình.

.

Nguồn: Báo CAND

.