Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201408/mat-troi-o-lai-trong-toi-518966/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201408/mat-troi-o-lai-trong-toi-518966/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Mặt trời ở lại' trong tôi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 09/08/2014, 09:06 [GMT+7]

'Mặt trời ở lại' trong tôi

Tôi có duyên được gặp gỡ và làm việc với nhiều người là Công an. Những lần gặp gỡ, những quen biết tình cờ hay bắt buộc, cuối cùng vẫn để lại trong tôi những điều tốt đẹp hơn những điều chưa hẳn vui.
 
Còn nhớ năm ấy, khi tôi bắt buộc phải chọn lựa mua một căn nhà cấp năm cấp sáu gì đó trong Khu bãi rác Thành Công, tôi phải ra Công an phường Trung Liệt khai giấy tờ đăng kí tạm trú. Hôm sau, Công an khu vực tên là H. tìm đến nhà. Người Công an này có gương mặt khá nho nhã, lắc đầu hỏi tôi:
 
“Sao em lại chọn lựa vào sống ở khu này?”.
 
Tôi thản nhiên:
 
“Có nhiều người như em vào đây sinh sống, các anh sẽ đỡ khổ hơn đấy”
 
Anh H. kể, khi cầm hồ sơ của tôi lên đọc, anh hơi ngỡ ngàng và tò mò, tại sao một nhà văn, nhà báo như tôi lại vào cái nơi “kinh hoàng” này mua nhà? Hồ sơ của tôi “đánh động” đến cả Trưởng Công an phường. Rồi Công an khu vực vào gặp tôi ngay. Chúng tôi ngồi nói chuyện về xã hội, về cái khu bãi rác còn ngổn ngang nhiều nỗi. Rồi anh H. dặn:
 
“Có gì gọi ngay cho anh nhé. Đây, số di động...”.
 
Thực sự tôi rất cảm động vì sự quan tâm này. Sau này, khi tôi viết cuốn tiểu thuyết “Tường thành”, hình ảnh người Công an tên Hùng trong tác phẩm này chính là nguyên mẫu của anh H., người đã luôn quan tâm đến cuộc sống của mẹ con tôi suốt những năm về sau. Ngay cả những anh Công an khu vực lần lượt thay sau này như anh T., anh Tr, rồi cả anh C. Trưởng Công an phường, người nào cũng để lại trong tôi những kỉ niệm của những tháng ngày mà cho đến tận bây giờ, khu vực tôi ở vẫn luôn là nơi gây tò mò và lo lắng cho những người thân của tôi. Và tôi vẫn thản nhiên sống rất thanh bình, trong sự quan tâm và ưu ái của Công an phường Trung Liệt. Những bài báo tôi viết về Công an Trung Liệt, có bài còn được Công an thành phố biểu dương.
 
Trong truyện ngắn “Giữa bầy cho”á, tôi miêu tả thật sự cuộc sống của mấy mẹ con tôi trong khu xóm nghèo này. Có đoạn viết về người Công an khu vực tên Th. (sau này anh được điều động công tác Tây Nguyên), người đã “dằn mặt”mấy kẻ giang hồ trong khu vực:
 
“Chúng mày cấm động đến nó. Đến bọn tao còn phải nể cánh báo chí. Chúng mày mà làm nó thiệt một thì chúng mày thiệt mười”.
 
Câu nói có vẻ thô ráp và bỗ bã, nhưng với giang hồ thì cách xưng hô đó là sự gần gũi, dằn mặt nhưng vẫn gần gũi với họ, để họ nghe theo.
 
Thực sự hiểu về Công an là nhờ thời gian tôi về sống ở Khu bãi rác Thành Công. Cho đến giờ, khu dân cư này vẫn chưa được công nhận là một tổ dân phố, với hàng vài trăm hộ dân sinh sống ở đây đã vài chục năm. Nếu không có Công an ngày ngày quan tâm, theo sát dân, biết bao chuyện đã có thể xảy ra trong cái khu dân cư lổn nhổn, tự vận động này. Thậm chí, ngay đến tôi, một nhà văn, nhà báo, ở nơi này hàng mười mấy năm rồi, mà vẫn không hề có một hình dung rõ ràng về đội ngũ lãnh đạo phường. Họ, những người được chúng tôi bầu qua mấy nhiệm kỳ rồi, vẫn không hề có chút bóng dáng nào trong tôi. Không ai xuống thăm cái nơi tồi tàn nghèo nàn này. Không ai cần biết có những nhân vật nào sống giữa đám dân mà chắc chắn trong lòng họ rất coi nhẹ, tựa như đám thảo dân, lang thang cơ nhỡ, bụi bặm, trộm cướp, đĩ điếm... Thực sự trong tôi, là hình ảnh những người Công an khu vực, lần lượt mỗi người thay nhau phụ trách vài năm. Họ là những hình ảnh sáng nổi lên trong cái khu xóm nghèo này. Có thể nói, Công an khu vực giống như đốm sáng lóe lên giữa đêm đen, đem thanh bình và an toàn đến cho cư dân khu vực nhạy cảm này.
 
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà (thứ 2 từ phải sang) trong lễ tổng kết và trao giải cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký do Công an Thành phố Hà Nội tổ chức năm 2010
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà (thứ 2 từ phải sang) trong lễ tổng kết và trao giải cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký do Công an Thành phố Hà Nội tổ chức năm 2010
 
Nói lời thật đôi khi có thể đụng chạm.
 
Những gì mà tôi có được trong tác phẩm của mình về hình ảnh đẹp của người Công an nhân dân là nhờ những năm tháng tôi sống ở nơi đây. Và giờ vẫn tiếp tục sống và làm việc, quan sát và hòa đồng...
 
Năm 2008, tôi được Công an Điện Biên mời lên cùng một nhóm để viết bài cho một cuốn sách. Được Giám đốc Công an Điện Biên bấy giờ là Thiếu tướng Đậu Quang Chín trực tiếp đón tiếp và tổ chức cho đi thực tế. Chúng tôi biết thế nào là Công an “cắm bản”, biết cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy cực kỳ gian nan, nguy hiểm. Đứng trên con dốc một bản người Thái, nhìn theo tay chỉ của mấy cán bộ Công an Phòng Chính trị, thấy những mái nhà xanh của những tử tù thấp thoáng trong bản, lòng thầm nghĩ: thế này thì người Công an không vững vàng sẽ dễ bị cuộc sống vật chất kia hấp dẫn lắm.
 
Vậy mà vẫn có những anh hùng liệt sĩ hi sinh như Phạm Văn Cường, anh sinh ngày 3 tháng 8 năm 1976, là người trẻ tuổi nhất trong số những anh hùng liệt sĩ của Công an Điện Biên. Những “vương quốc” ma tuý thuốc phiện đã mọc lên nhan nhản trong khắp các ngõ ngách, khắp các vùng thung lũng ẩn dưới những non cao rừng thẳm trên khắp thế giới. Biết bao con người bị tha hoá, trở thành ác quỷ. Nhưng, loài người vẫn đang đồng lòng chiến đấu chống lại cái chết trắng. Và còn rất nhiều những con người bình thường đã trở thành anh hùng trong cuộc chiến đấu khốc liệt với loại tội phạm quốc tế nguy hiểm này.
 
Lại có những tấm gương như liệt sĩ Hà Ngọc Thao, sinh ngày 1/5/1965, tốt nghiệp loại khá Trường Cao đẳng Cảnh sát, hi sinh trong đấu tranh chống tội phạm hình sự. Rồi Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Thanh Bình sinh ngày 7 tháng 3 năm 1954, hi sinh do cứu dân thoát khỏi lũ bùn... Anh hùng liệt sĩ Khoàng Văn Tấm, hi sinh trong chiến tranh biên giới...
 
Năm 2010, anh Đỗ Đức Thiết, bạn học cùng Tổng hợp Văn trước đây của tôi, bấy giờ là Phó phòng Chính trị Công an Hà Nội, có nhờ tôi thiết kế giới thiệu các nhà văn tham gia cuộc thi viết về hình tượng Người chiến sĩ Công an nhân dân Thủ đô. Chúng tôi được Công an Hà Nội đưa đi thực tế ở hầu khắp các quận, huyện. Mỗi chuyến đi mang lại cho các nhà văn, nhà báo những cảm xúc rất thật về người Công an, về cuộc sống của họ, và về những biến động những thành tích an ninh trật tự của từng khu vực.
 
Tôi đến Công an Phòng cháy chữa cháy. Cho đến lúc này, tôi mới thực sự biết rõ về công việc của Công an phòng cháy chữa cháy. Tôi đã viết bài ghi chép MỘT NGÀY VỚI 114:
 
“Khi chúng tôi đến làm việc với đơn vị PC23 lần đầu, Thượng tá Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng PC23 bảo: hôm qua là kỷ niệm 15 năm ngày cháy chợ Đồng Xuân.
 
Có lẽ trong hồ sơ những vụ cháy kinh hoàng của Việt Nam, những người lính cứu hỏa Thủ đô sẽ ghi nhớ mãi cái ngày 14 tháng 7 định mệnh của cái chợ từng được coi là an toàn về mọi mặt giữa Thủ đô (trừ móc túi)”.
 
Bài ghi chép khi đi thực tế ở Ba Vì là AN NINH DÒNG HỌ - THÁI BÌNH VÔ DI ĐÁP lại là một thực tế sống độång khác về hình ảnh chiến sĩ Công an thủ đô trong phong trào gìn giữ an ninh. Tôi được giải báo chí bài này, do Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Văn Nhanh trao năm 2010.
 
Nhưng điều mà tôi luôn tự hào về những nỗ lực của mình, đó là tôi đã viết được những dòng rất thật và sống động về các anh, không hoa mĩ cũng như không cứng nhắc trong bộ quân phục.
 
Thể hiện rõ nhất trong tác phẩm viết về Công an của tôi là truyện ngắn MẶT TRỜI Ở LẠI, được giải nhất cuộc thi mà tôi nói ở trên.
 
Cảm hứng cho tôi viết truyện này không đơn thuần chỉ là mấy chuyến đi thực tế. Thực sự, những dòng chữ của tôi, những ý niệm của tôi đã chắt lọc qua bao năm tháng sống và sáng tác, được gặp gỡ và quen biết, được giúp đỡ và được trải nghiệm với nhiều người trong lực lượng Công an, trong đó có cả những người bạn bè thân thiết của tôi. Khi viết truyện này, tôi nghĩ, thực sự những người công an cũng như những con người khác, họ cũng sống và yêu mạnh mẽ, lãng mạn và tràn đầy cá tính. Vợ con họ cũng vậy. Nhưng thuyết phục nhất trong truyện này là hình ảnh người anh hùng đã hi sinh để chữa cháy, và để lại vợ con; nhưng cậu bé con chính là kết quả của sự yêu thương giáo dục nhân bản mà người anh hùng đã gửi lại cho cuộc sống, nối tiếp tấm gương của người đã khuất...
 
Giải nhất này thực sự cũng bị “soi xét” của bạn văn và cánh báo chí, rằng có thực sự xứng đáng không. Nhưng cho đến giờ tôi khẳng định, truyện ngắn MẶT TRỜI Ở LẠI hoàn toàn xứng đáng giải nhất. Không phải do tôi tự nghĩ mình tài, mà thực sự tôi đã rất yêu những người Công an hi sinh thầm lặng. Tôi yêu họ nên mới chắt lọc được ngần ấy chữ dâng tặng họ.
 
.

Nguồn: cstc.cand.com.vn