Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201406/nha-bao-huu-tho-lam-bao-sau-laptop-thuong-luoi-di-thuc-te-498563/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201406/nha-bao-huu-tho-lam-bao-sau-laptop-thuong-luoi-di-thuc-te-498563/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
"Làm báo sau laptop, thường lười đi thực tế..." - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 19/06/2014, 15:19 [GMT+7]
Nhà báo Hữu Thọ:

"Làm báo sau laptop, thường lười đi thực tế..."

 

 Nhà báo Hữu Thọ. (Ảnh tư liệu)

P.V: Thế giới phẳng, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đòi hỏi mỗi nhà báo phải tỉnh táo và cảnh giác trước “xa lộ” thông tin, thưa Nhà báo Hữu Thọ ?

Nhà báo Hữu Thọ: Trong điều kiện nối mạng toàn cầu, có bách khoa toàn thư mở, nên những người làm báo hiện nay có nhiều lợi thế trong việc thu thập thông tin. Thu thập thông tin là quá trình đầu tiên cực kỳ quan trọng, thông tin càng nhiều thì khả năng xử lý thông tin càng chính xác.

Nhưng đặc điểm của thông tin mạng phần nhiều là thông tin không được kiểm chứng. Đã có người nhận xét rằng “thông tin trên mạng 50% là sai, 30 - 40% là xạo (tức là không thật - tiếng Nam bộ), còn lại một số thông tin rất bổ ích”. Thông tin mạng ra đời có hai hiện tượng mà người làm báo phải hết sức cảnh giác.

Hiện tượng thứ nhất, làm báo sau laptop. Chỉ cần một chiếc máy điện thoại, máy tính có thể truy cập được tất cả thông tin, bài báo, chủ đề mình cần. Đó là mặt lợi, nhưng mặt hại là ít tiếp xúc cá nhân, mà không tiếp xúc cá nhân thì không có điều kiện để quan sát, tìm ra những chi tiết đáng quý để xây dựng các ý tưởng độc đáo. Người làm báo sau laptop thường hay ỉ lại những thông tin trên mạng, lười lẫm đi thực tế, mất khả năng quan sát, làm cho bài báo, tờ báo thiếu sinh động.

Hiện tượng thứ hai, không phân biệt được đúng - sai, không kiểm chứng đưc thông tin, dẫn đến nhiều thông tin sai lạc. Mạng xã hội, đặc biệt là blog cá nhân, viết hoàn toàn theo sự chủ quan và cảm thụ riêng của người viết. Thông tin trên blog cá nhân có thể góp phần tạo ra dữ liệu nhưng không bao giờ coi đó là chân lý. Có một tác giả đã nói rất đúng “vào mạng tràn ngập thông tin, nhưng thông tin lại rất khác những thông tin chính thống, chân chính, bổ ích và nhanh chóng. Khi xảy ra xung đột ở Ukraine, một nhà báo người Hà Lan đã nói “thông tin là phải kiểm chứng, bình luận phải nghe ý kiến nhiều chiều”. Câu nói này không mới, nhưng cực kỳ chính xác, đúng đắn với báo mạng hiện nay.

Dù làm báo giấy, báo mạng hay phát thanh truyền hình, thì mỗi người phóng viên đều phải trả lời hai câu hỏi trước khi đưa bài lên Tổng biên tập, Tổng giám đốc: Thông tin mình tiếp thu được thật hay giả, thật đến mức nào và giả đến mức nào? Thông tin đó lợi hay hại với quốc gia? Không chỉ có phóng viên, Tổng biên tập và Tổng giám đốc cũng phải giải đáp được hai câu hỏi đó mới quyết định cho phép hoặc không cho phép xuất bản.

P.V:Thưa Nhà báo, đấu tranh chống tiêu cực là trách nhiệm dn thân của mỗi nhà báo, để xã hội ngày càng phát triển, cái tốt sẽ nhiều hơn cái xấu?

Nhà báo Hữu Thọ: Nhà báo tiếp xúc với thực tiễn, nhưng phải có bản lĩnh khi thông tin. Đưa thông tin, đấu tranh chống tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng của những người làm báo theo phương châm của Bác Hồ là “phò chính, trừ tà”. Nhưng đưa thông tin quá đậm những mặt tiêu cực của xã hội thành ra xã hội màu xám, không đúng với bản chất xã hội.

Trong xã hội dân chủ hiện nay, dân trí ngày càng nâng cao, lợi ích của các tầng lớp không giống nhau, chỗ đứng khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau, cho nên một chính sách nào ra đời đương nhiên sẽ có những ý kiến khác nhau, có ý kiến đồng ý, có ý kiến phản đối. Nhà báo có nhiệm vụ đưa những ý kiến khác nhau (gọi là phản biện), nhưng nếu đưa thông tin quá đậm đặc, thì thực chất lại làm vô hiệu hóa chính sách. Bác Hồ đã khuyên người làm báo 3 điều: thật thà, chân thành và chừng mực.

Ba điều mà Bác Hồ khuyên người làm báo đến nay vẫn còn nguyên giá trị, hết sức sâu sắc... Khi người làm báo đã giữ được quan điểm làm báo như Bác Hồ khuyên thì sàng lọc được thật - giả, hiểu được cái gì có lợi cho Tổ quốc và cộng đồng, để từ đó ủng hộ cái tốt thì ủng hộ hết lòng, phê phán cái xấu cũng phải phê phán đến nơi đến chốn và theo đuổi đến cùng. Nói nhà báo dấn thân là phải làm báo với trách nhiệm như thế.

Nghề báo có thể tạo ra dư luận xã hội mà người quản lý nào cũng hết sức quan tâm đến dư luận xã hội trong điều hành đất nước. Đã là dư luận xã hội, thì có lành mạnh và không lành mạnh, nhưng trách nhiệm của người làm báo phải tạo ra dư luận xã hội lành mạnh.

P.V: Ngoài bản lĩnh chính trị và bằng cấp, người làm báo phải có thêm những điều kiện gì để tránh được những “lắt léo” của nghề nghiệp, thưa Nhà báo Hữu Thọ?

Nhà báo Hữu Thọ: Làm báo là một nghề, người làm báo và lãnh đạo báo chí phải giỏi nghề. Nếu không giỏi nghề thì không dùng được những người có nghề, không tránh được những “lắt léo” của nghề.

Người làm báo phải có bản lĩnh chính trị, phông văn hóa và trải nghiệm xã hội. Có bằng cấp cao, có phông văn hóa, nhưng không có trải nghiệm xã hội, thì cũng không có điều kiện để viết bài và duyệt bài. Bằng cấp chưa nói lên điều gì, sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “nếu như anh học xong đại học thì anh mới bước vào lớp 1 của đại học đường đời”. Đại học đường đời do nhân dân cấp bằng, nhưng rất quan trọng. Trường đại học có thể đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và những nhà nghiên cứu văn hóa, nhưng không bao giờ đào tạo được nhà văn hóa.

P.V: Xin cảm ơn Nhà báo Hữu Thọ !

.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam