Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201402/cay-thue-met-ma-vui-452315/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201402/cay-thue-met-ma-vui-452315/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cấy thuê - mệt mà vui - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 18/02/2014, 10:21 [GMT+7]

Cấy thuê - mệt mà vui

(Congannghean.vn)-Ở vùng nông thôn, bà con nông dân thường gọi vui việc đi cấy thuê là nghề “ngắn ngày”, “nghề thời vụ”. Tuy không phải là một công việc dễ dàng nhưng  cũng vui bởi tiền công kiếm được từ việc cấy thuê cũng đủ để họ trang trải thêm cuộc sống.

Những ngày này,  bà con nông dân đang hoàn thành những phần việc cuối cùng của vụ mùa Đông Xuân. Năm nay, do trúng vào đợt rét đậm rét hai nên việc gieo cấy ở các địa phương diễn ra không đồng đều nhau. Có những địa phương, vụ Đông Xuân tiến hành sớm trong năm  như Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành…hay ra năm như ở Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Hưng Nguyên.

Chính sự gieo cấy không đồng đều về thời điểm giữa các vùng nên bà con nông dân ( sau khi hoàn thành phần ruộng nhà mình) có điều kiện tranh thủ thời gian đi sang các làng bên để cấy thuê. Vốn không phải là nghề mới xuất hiện bởi năm nào, mùa nào, người ta đã quen thuộc với hình ảnh những mảnh ruộng chật kín người cấy, thế nhưng việc cấy thuê lại đang ngày càng phổ biến và đem lại một nguồn thu nhập kha khá cho bà con.

Cấy thuê đang là một nghề phổ biến ở vùng quê
Cấy thuê đang là một nghề phổ biến ở vùng quê

Từ sáng sớm tinh mơ, khi đám sương mù chưa kịp ráo, người ta đã nghe râm ran tiếng các cô gọi nhau í ới dậy đi sang làng bên cho kịp buổi. Do phải đạp xe sang những địa phương khác nên từ sáng sớm tinh mơ, những người cấy thuê phải thức dậy từ rất sớm.

Trong cái lạnh như cắt da cắt thịt, từng tốp tầm 3-5 người đạp xe lạch cạch trong giá rét. Vì là phải sang các làng khác “ tìm mối” nên các chị phải đi sớm để còn biết nhà nào cần thuê người. Là nghề mang tính thời vụ, lại là công việc quen thuộc của chị em phụ nữ, vừa kiếm được khá tiền nên việc cấy thuê ở các địa phương dường như trở thành một phong trào.

“Mỗi hôm cấy thuê, một ngày công người ta trả cho chúng tôi tầm 200-220 nghìn đồng/người hoặc nhà chủ có thể khoán cho một diện tích ruộng cho mấy người cùng làm rồi sau đó chia đầu người ra. Mỗi ngày kiếm được vài trăm, ở quê nói nhiều thì cũng nhiều thật vì làm chi ra từng ấy tiền, nhưng ăn cơm chúa là phải múa cả ngày cô ơi, như vậy mới đáng đồng tiền họ thuê mình chứ”- chị Trần Thị Thân - một người cấy thuê ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương  cho biết.

Việc cấy thuê mùa rét tuy vất vả nhưng tiền công cũng giúp nhiều gia đình nghèo cải thiện cuộc sống
Việc cấy thuê mùa rét tuy vất vả nhưng tiền công cũng giúp nhiều gia đình nghèo cải thiện cuộc sống

Ở quê, thu nhập quanh năm của bà con nông dân quanh năm chủ yếu phụ thuộc vào dăm ba sào ruộng cấy và hoa màu. Bao nhiêu khoản chi tiêu trong gia đình từ tiền chợ búa, tiền ăn học của các con, tiền chi phí nông nghiệp… đều trông chờ  vào đó cả. Vì thế, thời gian rảnh, bà con lại tranh thủ đi cấy để có tiền trang trải thêm.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Sáu, xóm 3b xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương là một ví dụ. Mới chưa  đầy 35 tuổi nhưng đã sinh bốn mặt con, đứa bé nối tiếp đứa lớn đến tuổi đến trường nên hoàn cảnh trong nhà rất chật vật. Vì vậy những ngày này, sau khi cấy xong ruộng nhà, chị lại tranh thủ đạp xe sang xã khác xin cấy thuê. “Từ hôm xong mùa tới giờ có đi cấy được 6 hôm, số tiền kiếm được cũng gần được triệu rưỡi, cũng đủ trả tiền lân đạm còn nợ”- chị Sáu vui vẻ chia sẻ.

Được biết hiện nay, ở vùng nông thôn không chỉ có việc cấy thuê mà còn có cả cày thuê, dắm thuê, gieo thuê ,tuy nhiên nghề cấy thuê vẫn đang phổ biến hơn cả. Không phải đi đâu xa, cũng không phải làm việc quần quật quanh năm suốt tháng, việc cấy thuê thực sự trở thành một “nghề thời vụ”, góp phần tăng thêm một nguồn thu nhỏ cho bà con nông dân trang trải thêm cuộc sống.

.

Đào Phan- Nguyễn Hằng