Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201311/tham-an-vung-que-vi-manh-dat-hoang-415374/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201311/tham-an-vung-que-vi-manh-dat-hoang-415374/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thảm án vùng quê vì mảnh đất hoang - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 14/11/2013, 15:28 [GMT+7]

Thảm án vùng quê vì mảnh đất hoang

Góc rừng ở thôn Thạch Kiều mới tờ mờ sáng đã ai oán bởi nhiều tiếng khóc nấc lên từng hồi. Người chết chồng, kẻ hoảng hốt vì đám con cháu trai tráng trong nhà nằm la liệt, thương tích đầy mình... Nhưng nỗi đau sẽ không chỉ dồn lên vai người lớn mà còn dội xuống đầu những đứa trẻ vô tội.

Quanh năm họ đã quá cơ cực, lam lũ, bám mặt với rừng để chống chọi với cái nghèo, nay cũng tại vì nghèo, muốn lấn mảnh đất hoang để mở rộng trồng keo mà cả hai gia đình họ đã xảy ra thảm án chấn động cả vùng quê…

Thảm án tờ mờ sáng

7h sáng 13/10, cả thôn Thạch Kiều, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam trở nên náo loạn bởi tiếng truy đuổi, la hét thất thanh, tiếng kêu khóc đau đớn cả một góc rừng. Hôm đó cũng là ngày mà dân trồng rừng ở thôn Thạch Kiều tổ chức lên rừng phát quang cây dại, đốt lá, đào hố chuẩn bị cho vụ trồng keo mới. Hai vợ chồng anh Võ Huỳnh Trưởng (trú thôn Thạch Kiều, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành) cùng với em trai là Võ Ngọc Hoà và mẹ cũng "cơm đùm gạo bới" lên khoảnh đất rừng của gia đình để gom lá đốt, cho kịp mùa mưa xuống là ươm trồng lứa keo mới, ở phần đất trên rẫy Ông Ký thuộc khu vực đồi Đá Trắng.

Căn nhà tuềnh toàng của gia đình nạn nhân Võ Huỳnh Trưởng.
Căn nhà tuềnh toàng của gia đình nạn nhân Võ Huỳnh Trưởng.


Tại đây, gia đình anh Trưởng xảy ra mâu thuẫn với gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Nga. Vùng đất mà hai gia đình tranh chấp thực chất là phần đất rừng của xã Tam Xuân 2, nhưng do trước đây chưa có chính sách giao khoán cho từng hộ dân nên gia đình nào có bao nhiêu sức thì phát bấy nhiêu đất hoang mà trồng rừng lấy gỗ.

Qua nhiều năm thì phần đất chia ranh giới giữa hai hộ dần mờ đi, từ đó đã xảy ra mâu thuẫn, rồi lời qua tiếng lại từ ba bốn năm nay. Chỉ là phần ranh giới khoảng năm chục mét vuông đất, chừng ấy năm thôn đã nhiều lần hoà giải nhưng vẫn chưa có bên nào chịu bên nào… Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào sáng hôm 13/10, sau khi cãi cọ không đem lại kết quả, hai bên bắt đầu "động thủ".


Gia đình bà Nga gồm bốn người, ngoài bà Nga còn có ba người con trai là: Huỳnh Huy Quốc, Huỳnh Huy Hội, Huỳnh Huy Việt  mang theo đòn xảy (dùng cụ để lấy rơm), rựa dài, ống sắt đến "tham chiến". Không cam lòng bị người khác ức hiếp, giành đất, gia đình anh Võ Huỳnh Trưởng cũng nào rựa, nào quốc nhảy ra nghênh chiến... Tuy nhiên, do không có sự chuẩn bị trước nên anh Trưởng cùng em trai nhanh chóng bị dồn về một góc... Cố chống cự một lúc thì anh Võ Ngọc Hoà lãnh trọn một cú xóc thấu bụng khiến anh gục tại chỗ. Thấy em trai bị thương máu chảy lênh láng, anh Trưởng lao đến cứu cũng nhận luôn một nhát đâm chí mạng vào ngực, gục luôn bên cạnh em trai. Những người hàng xóm đang phát rẫy gần đó nghe tiếng la ó, kêu cứu chạy đến nơi thấy hai anh em họ Võ đang nằm trên vũng máu liền lao vào cứu.

Hai cha con ông Nguyễn Văn Tổng và Nguyễn Văn Văn hăng hái xông vào đầu tiên cũng bị đâm hai nhát vào lưng, ngã úp mặt trên đống lá cây. Trong lúc hỗn chiến,  hai anh em họ Huỳnh là Huy Hội và Huy Việt cũng bị thương nặng… Nhận thấy tình hình căng thẳng, bà con gần đó tri hô cho những người dân ở ngoài bìa rừng vào hỗ trợ, cộng thêm bà con trong thôn nhận được tin báo ùa lên mới phá được vòng vây, kiềm toả được cơn nóng giận của hai gia đình để đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, chỉ năm người may mắn qua khỏi còn riêng anh Võ Huỳnh Trưởng đã tử vong.

Nỗi đau để lại

Sau vụ thảm án gây chấn động một vùng quê, chúng tôi tìm về thôn Thạch Kiều để tìm hiểu thêm vụ việc. Khó có thể cảm nhận hết những mất mát mà cả 2 gia đình của hung thủ và nạn nhân đang phải gánh chịu lúc này. Sau bão số 11, khắp thôn Thạch Kiều đã tan hoang, lầy lội nay càng ảm đạm, buồn tái tê lòng bởi một sự việc những tưởng không bao giờ có thể xảy ra nơi vùng quê này. Bên di hài con trai, có 2 người đàn bà một già một trẻ cứ vật vã khóc. Cạnh đó, bốn đứa trẻ, lớn nhất cũng chỉ mới đứng ngang nách mẹ, đứa nhỏ nhất vừa chập chững biết đi vẫn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì… Cảnh ấy, không ai không thể cầm được lòng.

Bà Huỳnh Thị Hoa (mẹ của nạn nhân Trưởng) cay đắng kể với chúng tôi: "Chồng tui không may mất sớm, thân tui lại già yếu, bệnh tật nên trọng trách cả gia đình sớm dồn lên vai thằng con cả là thằng Trưởng. Một mình nó thay cha cưu mang, nuôi nấng mẹ già, vợ con và cả 3 đứa em nữa. Gia đình có miếng đất rừng, định mưa xuống trồng lứa keo mới, hy vọng đến khi thu hoạch có tiền trả hết nợ nần, sắm sửa cho mấy đứa nhỏ vài bộ quần áo… Vậy mà giờ nó chết rồi, thằng út thì bị người ta đâm lủng bao tử, hai phần sống tám phần chết. Hai mụ đàn bà và mấy đứa nhỏ nheo nhóc biết bấu víu vào đâu?”.

Hiện trường vụ án
Hiện trường vụ án



Sống ngay cạnh nhà nên mọi chuyện về gia đình anh Trưởng, ông Trương Văn Thu (60 tuổi, Trưởng thôn Thạch Kiều, xã Tam Xuân 2) đều nắm khá rõ: "Trong cái thôn hơn 300 hộ dân này có lẽ gia đình anh Trưởng là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất. Vợ Trưởng bị bệnh tim đau, cuộc sống gia đình năm sáu miệng ăn đều nhờ cái nghề đi "cưa lóc" gỗ thuê của Trưởng, nhưng mà chỉ được mùa nắng, còn mùa mưa cũng chỉ biết ôm cưa ngồi nhà vì thế đến cái ăn đối với gia đình nó còn khó huống hồ cái khác. Ngay đến ngôi nhà xây ba bốn năm nay mà trống hoang hoác chẳng có đồ vật gì cho nên hồn hay đáng giá. Thậm chí cái cửa chính của nhà cũng vá chằng vá chịt đến thế cơ mà. Vì gia đình anh Trưởng quá khó khăn, nên bây giờ Hội phụ nữ phường và bà con trong thôn đã quyên góp được khoảng 30 cân gạo và hơn 400 ngàn đồng để mong chia sẻ phần nào những mất mát với gia đình…".

Ở gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Nga (mẹ của hung thủ Huỳnh Huy Hội) cũng chẵng mấy khá hơn gì. "Vì một miếng đất nhỏ chỉ tạm thời là của mình mà cả hơn chục con người lao vào cấu xé lẫn nhau. Giờ chúng tôi có hối hận thì cũng đã muộn mất rồi, con tôi thì bị bắt và phải đối diện với án phạt giết người của pháp luật, còn bên nhà ông Trưởng thì khó khăn trăm bề. Đám con cháu thì đứa bị thương, đứa đang sống chết chưa biết thế nào. Tiền viện phí, thuốc men điều trị đang không biết cách nào để xoay sở. Dù sao cũng là láng giềng gần mấy chục năm, nhưng cũng vì khổ, vì nghèo quá, muốn mở rộng thêm chút đất trồng keo để bù đắp chút thu nhập ít ỏi mà ra nông nỗi này. Sau khi vụ việc xảy ra, ông Cường chồng tôi còn phải chạy vay mượn khắp nơi để có tiền mà điều trị thương tích cho 4 mẹ con tôi. Và còn phải hỗ trợ chi phí mai táng cho gia đình, vợ con ông Trưởng là 10 triệu đồng” -  Bà Nga kể lại.

"Giá như gia đình ông Trưởng đừng quá hung hăng, nóng giận và đánh gia đình tôi trước thì đâu ra cớ sự. Bốn mẹ con tôi lên tới khu đất rừng trồng cây keo của gia đình để làm việc thì thấy gia ông Trưởng cũng kéo lên khoảng hơn 10 người có hung khí. Khi đi đến khu rừng mà gia đình ông Trưởng tranh chấp lâu nay với gia đình tôi, ông Trưởng liền cầm con rựa chặt vào bờ rào rẫy keo nhà tôi và lớn tiếng: “Tau phá đây nè, anh em mi làm chi tau!”. Rồi anh Hòa (em ruột ông Trưởng) cầm rựa chặt cây keo của gia đình tôi trồng cũng lớn tiếng thách đố: "Tau phá nè, tụi bây làm chi tụi tau". Tôi đang cắt lá sát đó cầm liềm đi lại và nói: “Con tui trồng cây lớn lên chừng đó tại sao các anh chặt cây và đòi đánh con tôi”.

Tôi vừa nói liền bị ông Tổng (người thân ông Trưởng) cầm đoạn cây đập vào đầu và giật cái liềm trên tay tôi làm tôi bị thương. Rồi ông Tổng còn lớn tiếng kích động: “Giết đi, giết đi” và sau đó nhào vào đánh, xô xát tôi trước. Thấy vậy, Hội và Việt sợ người ta giết tôi mà nhảy vào loạn đả với gia đình, anh em ông Trưởng. Thấy cảnh đó, tôi chỉ còn biết cố lấy sức thoát ra chạy về nhà kêu cứu bà con".

Một người chết, 6 người bị thương nhưng hậu quả có lẽ sẽ không dừng lại ở đó. Người đã chết, kẻ có tội sẽ phải đền tội, hận thù chẳng những không mất đi mà lại càng thêm chồng chất và nỗi đau... Đã khó khăn, chịu nhiều mất mát sau cơn bão số 11, không tương thân tương ái với nhau thì thôi, nay chỉ vì năm chục mét vuông đất hoang đổi lấy một thảm án giữa 2 gia đình... Câu chuyện đau lòng nơi vùng quê nghèo là một bài học ứng xử kinh nghiệm sống cho mỗi người dân.

.

CAND