Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201311/31871-dung-de-mat-bo-moi-lo-lam-chuong-414621/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201311/31871-dung-de-mat-bo-moi-lo-lam-chuong-414621/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đừng để mất bò mới lo làm chuồng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 07/11/2013, 10:34 [GMT+7]
31871

Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

 

Phương án chấn chỉnh hoạt động y tư nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế là: Ra hàng loạt các văn bản chỉ thị khắp Hà Nội và Tp HCM. Nâng cao y đức bằng lớp tập huấn ứng xử, có nên không?

 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Sau 2 ngày lắc đầu, xua tay và khóc trước "búa rìu" dư luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chính thức đăng đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng trả lời về vụ việc bác sĩ thẩm mỹ gây tử vong, ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng. Để cho các cơ sở thẩm mỹ viện "chui" ung dung hoạt động, lại hoạt động quá phạm vi, rõ ràng là lỗi "chết người" do công tác quản lý. "Ai sai người đó chịu trách nhiệm" là câu thoái thác hay cương quyết xử lý các lãnh đạo cơ quan chức năng không làm tròn nhiệm vụ? Mới đây nhất, trong chương trình "Dân hỏi Bộ Trưởng trả lời”, vị Bộ trưởng Bộ Y tế đã dành thời gian khá dài để nói về những thành tích vinh quang của ngành Y tế trong vài năm lại đây thay vì đưa ra những giải pháp triệt để, đồng bộ, trong giáo dục y đức và kiểm soát chặt chẽ các cơ sở y tế, thẩm mỹ tư nhân đang được cấp phép tràn lan.

 

Trách nhiệm của nhà quản lý chỉ là… ra văn bản

Mỗi một vụ việc tiêu cực xảy trong xã hội, quả bóng "trách nhiệm" được dư luận tung lên giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đưa đi, đẩy lại, ai cũng khẳng định chắc chắn bản thân mình đã làm hết trách nhiệm.

Trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường gây tử vong rồi ném xác phi tang bệnh nhân thẩm mỹ, ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế đã cho thấy sự thoái thác trách nhiệm cực kì vô lý khi khẳng định cơ sở thẩm mỹ của bác sĩ Tường hoạt động "chui" không thể nào biết được. Trong khi thẩm mỹ viện này ngoài việc quảng cáo rầm rộ, còn án ngữ ở vị trí được coi là tuyến đường tập trung rất nhiều phòng khám, cơ sở y tế tư nhân do Sở Y tế Hà Nội quản lý.

Ông Cường còn khẳng định, Sở chỉ quản lý đối với những cơ sở y tế nào đã có phép, tức là quản lý 33 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ có giấy phép. Ông Cường nói: Chưa có khi nào Sở Y tế không làm việc quyết liệt, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Kết quả kiểm tra đột xuất 33 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ của Đoàn kiểm tra Liên ngành thành phố Hà Nội vào ngày 26/10 đã phản bác lại lời của vị Chánh Thanh tra Sở Y tế này:

Thẩm mỹ viện Phú Xuân (77 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy) hoạt động quá phạm vi chuyên môn thẩm mỹ viện, bị tạm thời giữ giấy phép hoạt động; Thẩm mỹ viện Thu Lâm (40 Cửa Đông) sử dụng sản phẩm nâng cơ mặt không rõ nguồn gốc xuất xứ; Bên cạnh đó một số các cơ sở trên đường Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Xã Đàn, Cửa Bắc tự dỡ bỏ biển hiệu quảng cáo những dịch vụ không được thực hiện, đóng trang web quảng cáo, đóng cửa… nhằm trốn tránh sự kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành.

 

Nói đến vấn đề trách nhiệm, Ông Hoàng Trọng, Chánh Văn phòng HĐND - UBND quận Hai Bà Trưng chỉ rõ trách nhiệm chính thuốc về Phòng Y tế phường và nhận một phần trách nhiệm về phía chính quyền quận. Trong khi đó ông Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế đổ vấy trách nhiệm cho Phòng Y tế phường, nói rằng cơ quan này không thuộc quản lý của Sở Y tế, và khẳng định "Không phải trách nhiệm của Sở Y tế". Theo vị này Sở đã "quyết liệt" đưa ra hàng loạt văn bản để thực hiện công tác thanh kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ viện.

Cũng nói về vấn đề trách nhiệm trong vụ việc này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Để chấn chỉnh các hoạt động y tế tư nhân, trong đó có hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ viện, ngay từ cuối năm 2012 Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh cả trong khu vực công lập và ngoài công lập trên toàn quốc, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội".

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nào cũng chỉ nhận trách nhiệm ở mức độ "ra văn bản" thì tất cả mọi vấn đề xảy ra trong xã hội đều không cần mắt nhìn, tai nghe, lòng hiểu mà chỉ cần "nằm trên giấy". Thói quen "ra văn bản" và "nhận báo cáo" dường như là cụm từ được nhiều lãnh đạo sử dụng để giải thích cho sự "chậm trễ" của mình trong công tác quản lý ở thời đại công nghệ thông tin phát triển. Chỉ cần bỏ ra một chút quan tâm, đốc thúc hệ thống, xem xét mức độ thực hiện "chỉ thị" đến đâu thì chắc chắn tình hình y tế không đến mức gây ra nhiều sự cố đáng tiếc như vậy. 

 

Mất bò mới lo làm… gì?

Cuối phần thảo luận tổ sáng 24/10, Kỳ họp Quốc hội khóa 13, Bộ trưởng Kim Tiến đã phát biểu về vấn đề đạo đức ngành Y, được bà gọi là " báo động lớn" sau vụ bác sĩ Tường của Bệnh viện Bạch Mai ném xác nạn nhân. Bà Bộ trưởng khẳng định: "Vấn đề đạo đức không chỉ có ở ngành Y. Giáo dục đạo đức nói chung (hay y đức nói riêng) bắt đầu ngay từ khi chúng ra được sinh thành".

 

Thẩm mỹ viện Hà Thanh treo biển đóng cửa tránh bị kiểm tra.

Tuy nhiên, giải pháp đưa ra lại là "… tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp" liệu có thể nhanh chóng khiến y đức trở về đúng giá trị thực của nó. "… tiếp tục áp dụng những kỷ luật nghiêm khắc hơn không chỉ với các em sinh viên ngành Y mà còn với các bác sĩ chuyên khoa, các y tá, hộ lý..." sẽ là kỉ luật gì, chỉ là kỉ luật liên quan đến chuyên môn yếu kém mà làm sai, hay kể cả những hành động thiếu đạo đức trong cuộc sống?

Các chuyên gia ngành Y tế đưa ra nhiều quan điểm về giáo dục y đức trong ngành Y, chung quy lại là phải giáo dục một cách toàn diện nhiều mặt trong đạo đức. Bác sĩ nào cũng thuộc lòng 12 điều Y đức, nhưng thực trạng xã hội lại có quan niệm rằng: "chỉ có học y là sẽ không sợ thất nghiệp, được trọng dụng và… trở nên giàu có!".

Mất bò mới lo làm chuồng, nhưng chiếc "chuồng" đạo đức (tòa án lương tâm)  cũng như chế tài được Bộ trưởng Kim Tiến khẳng định không thể xây dựng trong ngày một ngày hai. Đặt câu hỏi rằng: cho đến ngày chiếc "chuồng" dùng để xử phạt nghiêm những người thiếu y đức như bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, sẽ còn xảy ra bao nhiêu sự cố đau lòng tương tự. Và có phải chiếc "chuồng" chế tài chỉ dùng để xử lý trường hợp như bác sĩ Tường gây án mạng? Những cán bộ có trách nhiệm quản lý trực tiếp như Sở Y tế Hà Nội sẽ phải chịu hình phạt gì khi quanh co không nhận sai sót rõ ràng của bản thân? Những câu trả lời chưa thỏa đáng đang được người dân chờ đợi sự thay đổi tích cực từ phía Bộ Y tế có làm như điều đã nói?


CAND
.