Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201308/30058-hanh-trinh-47-nam-tra-xuong-tay-cho-chien-si-viet-nam-cua-bac-sy-my-403628/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201308/30058-hanh-trinh-47-nam-tra-xuong-tay-cho-chien-si-viet-nam-cua-bac-sy-my-403628/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hành trình 47 năm trả xương tay cho chiến sĩ Việt Nam của bác sỹ Mỹ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 18/08/2013, 13:30 [GMT+7]
30058

Hành trình 47 năm trả xương tay cho chiến sĩ Việt Nam của bác sỹ Mỹ

“Đã có rất nhiều người từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam trở lại nơi đây cùng với nhiều câu chuyện, ký ức và những ám ảnh riêng của bản thân mình. Hầu hết họ tìm đường quay trở lại chiến trường xưa để khép lại quá khứ, những ám ảnh trong suốt những năm tháng qua. Có người làm việc đó bằng cách trở về thăm lại trận địa xưa, có người lại thực hiện bằng cách chung tay đóng góp vào các hoạt động, tổ chức từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn... Có một bác sĩ sau 40 năm cũng tìm đường về với Việt Nam với một sứ mệnh đặc biệt, một sứ mệnh mà ông đã đặt ra và may mắn hoàn thành nó như một điều ý nghĩa nhất của cuộc đời mình”.
 
Kỷ vật chiến tranh
Niềm vui gặp lại
 
Sam Axelrad là bác sĩ tại Texas đã từng có mặt tại chiến trường Việt Nam. Dù ông không tới nơi này với tư cách là người lính chiến đấu mà với tư cách là một bác sĩ làm việc cứu người, những mất mát, đau thương vẫn là những điều khó quên trong tâm trí ông. Khi trở lại từ chiến trường, ông cất những đồ nghề, kỷ vật trong một chiếc hòm và xếp vào một góc phòng. Thời gian trôi qua, có những giây phút ông quên đi sự hiện diện của những kỷ vật đó, nhưng quá khứ trong ông luôn hiện hữu bởi nó là một phần của cuộc đời ông. Ông luôn nhớ về Việt Nam và luôn cảm thấy điều gì đó đặc biệt. Những năm gần đây, bác sĩ Sam Axelrad thường hay mở lại chiếc hòm kỷ vật ấy của mình và hai năm về trước ông quyết định trở về Việt Nam bởi một trong những kỷ vật vô cùng đặc biệt ấy: phần xương của một cánh tay người.
 
Tháng 10 năm 1966, tại bệnh viện dã chiến An Khê, có một người lính Việt Nam trôi dạt theo bờ suối được trực thăng quân y Mỹ phát hiện. Anh được kéo lên bờ với tình trạng sức khỏe yếu, 2/3 cánh tay đã bị thương và hoại tử. Bác sĩ Sam Axelrad cùng đồng nghiệp không một chút băn khoăn tìm cách chữa trị ngay cho người lính không thuộc phe mình. Hơn ai hết họ hiểu xung quanh đây không có bệnh viện địa phương nào gần. Phần hoại tử của cánh tay cũng đã rất trầm trọng. Nếu không được cắt bỏ ngay, chính cánh tay ấy sẽ giết chết người thanh niên này.
 
Đối với bác sĩ Sam Axelrad, họ là những người thực hiện nhiệm vụ cứu người. Đã cứu người thì phải chăm sóc bất cứ ai, không kể đến từ đâu. Không nề hà, họ tìm cách cứu sống người lính của phe địch. Mãi sau này bác sĩ Sam Axelrad mới biết người lính nhỏ bé ấy là Nguyễn Quang Hùng, Tiểu đội trưởng trinh sát cùng đồng đội bị mắc kẹt, các đồng đội đều hi sinh hết, mình anh dù bị trúng đạn nhưng rơi xuống sông và trôi theo dòng chảy nên thoát chết.
 
Ngay cả chính ông Hùng lúc đó cũng nghĩ rằng sau khi sức khỏe của mình bình phục, ông sẽ bị giao cấp trên và bị giam giữ. Nhưng sức khỏe của ông bình phục dần cũng là lúc ông được giao phụ việc cứu thương. Chẳng biết tự bao giờ bác sĩ Sam Axelrad đã trở nên một người bạn, gần gũi hơn ai hết tại nơi đây. Cuộc sống cứ thế trôi qua một vài tháng, nhưng điều gì đến đã đến. Cấp trên của bác sĩ Sam Axelrad gọi ông lên và hỏi có phải ông đang nuôi dưỡng kẻ thù. Sau khi nghe mọi chuyện, cấp trên cho bác sĩ Sam Axelrad 24 giờ để đưa người lính Bắc Việt ấy đi. Ngay lập tức, San Axelrad đã nhờ trực thăng cứu thương đưa mình và Nguyễn Quang Hùng tới căn cứ chính, nơi có một trạm xá của Việt Nam và xin cho anh vào làm việc trợ giúp cứu thương. Yên tâm rằng người lính Bắc Việt có nơi ăn chốn ở, ông mới quay trở về bệnh viện dã chiến của mình.
 
Hai bức ảnh bác sĩ Sam Axelrad và ông Hùng chụp chung ngày trước và bây giờ
 
 
Một năm sau đó, bác sĩ Sam Axelrad rời chiến trường Việt Nam mang theo phần xương tay của Nguyễn Quang Hùng về nhà trong một chiếc hòm. Có thể nhiều người bây giờ nghĩ việc mang xương tay về là một điều khá kỳ dị. Nhưng đối với Sam Axelrad đó không phải là kỷ vật chiến tranh hay đồ lưu niệm. Đó là một vật có ý nghĩa với bản thân mà ông biết nếu không phải ông là người mang về sẽ chẳng ai biết giờ nó sẽ lưu lạc ở nơi đâu. Dù trong suốt 20 năm đầu, ông chẳng bao giờ mở phần xương đó ra để xem, nhưng sự hiện diện của nó trong nhà mình ông luôn cảm nhận được.
 
Không chỉ vậy, trong hòm ông còn giữ rất nhiều văn bản và thẻ tên của bệnh nhân mang tên Hùng cùng với nhiều bức ảnh từ lúc anh bị thương đến lúc bình phục nở nụ cười với tất cả mọi người. Bác sĩ Sam Axelrad luôn nghĩ về người bệnh nhân đặc biệt ấy. Ông cảm thấy vẫn còn day dứt vì mình rời Việt Nam quá nhanh, không thể lo cho bệnh nhân của mình một cách chu đáo và vô cùng băn khoăn ông Hùng hiện tại đang làm gì. Chính vì vậy 2 năm trước, cùng với hai con trai và cháu trai, bác sĩ Sam Axelrad đã có một cuộc trở về Việt Nam với mong muốn tìm lại được ông Hùng.
 
Đi tìm lại chủ nhân
 
Không có nhiều thông tin ngoài những văn bản và những bức ảnh, bác sĩ Sam Axelrad tìm về Việt Nam với chút hi vọng mong manh. Những năm gần đây ông đã nghĩ nhiều về việc tìm gặp ông Hùng. Ông tự cảm thấy mình đã hoàn thành sứ mệnh như một “người trông coi” và giờ đến lúc cần trả lại phần xương cho chủ nhân của nó để sau này khi từ giã cuộc đời, ông Hùng sẽ được chôn cất đầy đủ phần cơ thể của mình một cách nguyên vẹn. Và quả thật ông đã gặp may mắn trong chuyến đi đó. Năm đó bác sĩ Sam Axelrad không tìm gặp được ông Hùng, người ông mong tìm lại nhưng ông lại được gặp một nữ phóng viên mà sau này trở thành người giúp ông hoàn thành sứ mệnh của mình.
 
Lúc đó bác sĩ Sam Axelrad cùng con cháu đi thăm hầm trú ẩn mở cửa cho khách tham quan tại khách sạn Metropole, ông đã gặp người hướng dẫn viên có tên là Quỳnh Hoa. Gặp Quỳnh Hoa, bác sĩ Sam Axelrad bày tỏ những mong muốn và nguyện vọng thực sự của mình trong chuyến đi này. Ông rất muốn gặp lại người bệnh nhân đặc biệt năm xưa. Nếu kể cả ông Hùng không còn sống, ông cũng có ước nguyện được gửi lại phần xương cho gia đình của ông Hùng. Thật may mắn Quỳnh Hoa là một phóng viên. Cô đã viết một bài báo và anh rể của ông Hùng đã đọc được bài báo này. Ông Hùng hiện tại định cư tại chính địa phương năm xưa và có 7 người con. Nghe được tin mừng báo sang từ Việt Nam, bác sĩ Sam Axelrad lại chuẩn bị một chuyến đi sang Việt Nam. Thật may mắn sau 2 năm ông đã tìm được người mình cần tìm. Bác sĩ Sam Axelrad đã rất hồi hộp chờ đợi một cuộc hội ngộ.
 
Sau mấy chục năm hội ngộ, một cuộc hội ngộ không ai ngờ tới, bác sĩ Sam Axelrad cùng ông Hùng đã tìm được nhau. Kể từ lần cuối gặp, thời gian đã trôi qua nhưng khi nhìn thấy nhau họ ôm chầm lấy nhau và cùng trò chuyện như những người bạn một cách tự nhiên và thoải mái. Bác sĩ Sam Axelrad đã trao lại cho người bạn của mình phần xương cánh tay ngày trước đã được cắt bỏ khỏi cơ thể ông, hoàn thành sứ mệnh của chính mình, một sứ mệnh đặc biệt nhất của cuộc đời.
 
Gia đình của bác sĩ Sam Axelrad đã không khỏi vui mừng cùng với niềm vui của cha mình. Sau chuyến đi này, Việt Nam sẽ là một nơi không chỉ đặc biệt với riêng bác sĩ Sam Axelrad mà còn trở thành một nơi đặc biệt trong tim những người con, người cháu của ông và cả những người biết tới câu chuyện về hành trình 47 năm này.

Nguồn: CSTC
.