Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201811/quoc-hoi-thao-luan-ve-du-an-luat-giao-duc-sua-doi-823953/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201811/quoc-hoi-thao-luan-ve-du-an-luat-giao-duc-sua-doi-823953/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 15/11/2018, 14:27 [GMT+7]

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

Sáng ngày 15/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa. Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này đã sửa đổi nhiều quy định không còn khả thi; đồng thời bổ sung những quy định phù hợp, bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục đã đề ra.

Cần quan tâm đến giáo dục mầm non

Tham gia ý kiến tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, do vậy cần quan tâm hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 21 dự thảo luật quy định: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Đại biểu cho rằng, việc xác định như trên là chưa đầy đủ, mà cần phải bổ sung thêm việc bảo vệ đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là đối với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi.

Đại biểu Quốc hội Ngô thị Kim Yến – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng - cho rằng, việc xác định như trên là chưa đầy đủ, mà cần phải bổ sung thêm việc bảo vệ đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là đối với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Những năm gần đây, tình trạng bạo lực xảy ra đối với trẻ em mầm non ngày càng nhiều, có những sự việc khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Giáo dục mầm non là nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, và đó cũng chính là tương lai của đất nước, đại biểu cho rằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải đi đôi với việc bảo vệ trẻ em; nếu không bảo vệ được trẻ em là một thất bại lớn của ngành giáo dục, xã hội. Trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ, do đó đề nghị Ban soạn thảo bổ sung việc bảo vệ bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, để những người làm công tác giáo dục và cấp chính quyền có nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ bảo vệ các em trước nguy cơ bạo lực, xâm hại.

Về trình độ chuẩn giáo viên mầm non, Điểm a Khoản 1 Điều 72 quy định nâng chuẩn từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non. Các đại biểu cho rằng, việc nâng chuẩn giáo viên là mong muốn để nâng chuẩn giáo dục, tuy nhiên, cần tính đến khả năng và sự phù hợp của quy định, bởi lẽ, ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng hải đảo, việc thiếu giáo viên có trình độ đạt chuẩn còn phổ biến. Thêm vào đó, xã hội cũng đang rất lo ngại việc “chạy” thêm bằng cấp mà chưa chú trọng đến năng lực và chất lượng nghề.

Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp
Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp

Đối với giáo dục mầm non, đối tượng là trẻ mầm non trong độ tuổi 3 tháng đến 6 tuổi và được chia thành 2 giai đoạn: nhà trẻ (3 tháng đến 3 tuổi), mẫu giáo (3 tuổi - 6 tuổi), như vậy giáo dục mầm non nhận trẻ trong độ tuổi rộng, ở từng giai đoạn đòi hỏi rất khác nhau về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, đòi hỏi rất khác nhau về trình độ giáo viên, không nhất thiết phải nâng chuẩn toàn bộ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng mà nên có sự bồi dưỡng theo chuyên đề đối với từng độ tuổi chăm sóc trẻ cho các giáo viên đang phụ trách từng lứa tuổi tương ứng. Như vậy sẽ giảm áp lực cho ngành giáo dục khi cùng một thời gian ngắn, phải nâng chuẩn cho giáo viên tiểu học, đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình sách giáo khoa mới...

Về chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định tại điều 26, các đại biểu Quốc hội đánh giá, đây là điểm mới so với các lần sửa đổi năm 2005 và năm 2009. Các đại biểu đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định chi tiết về chính sách phát triển giáo dục mầm non để có thể triển khai ngay khi luật có hiệu lực.

Cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục mầm non, đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung- tỉnh Cao Bằng đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung về phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ em vào Điều 22. Đồng thời nghiên cứu về việc miễn học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, nhất là trẻ em tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn tại Điều 97.

Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục

Trăn trở về việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, hiện nay ngân sách nhà nước luôn giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Thời gian qua, một trong những thay đổi trong chính sách đầu tư cho giáo dục là bỏ quy định đóng góp quỹ xây dựng trường bắt buộc và thay bằng chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền cho rằng, khi thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, trách nhiệm của xã hội về sự nghiệp giáo dục tăng lên, huy động được nhiều tập thể, cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực cho việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất của nhà trường.

Tuy nhiên, thực tế bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động này cũng biểu hiện nhiều điểm đáng băn khoăn vì quan điểm và quá trình triển khai xã hội hóa giáo dục tại một số địa phương vẫn còn nhiều ý kiến và cách làm khác nhau, nhất là tình trạng lạm thu trong trường học đầu năm học mới vẫn xảy ra ở một số địa phương, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh và dư luận xã hội dù cơ quan quản lý và cơ quan chức năng đã vào cuộc, có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và có những hình thức kỷ luật.

Qua phản ánh của cử tri cho thấy, vẫn có hiện tượng cào bằng trong xã hội hóa giáo dục, có tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền. Do vậy, các đại biểu cho rằng dự thảo luật cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật quy định để điều chỉnh sự chênh lệch trong thực hiện xã hội hóa giáo dục giữa các vùng, các miền; đồng thời xây dựng các chế tài, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn thu và sử dụng nguồn lực xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới.

Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận để thể hiện rõ hơn quan điểm của Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và cập nhật tinh thần của các Nghị quyết của Trung ương gần đây nói về giáo dục đào tạo và giáo dục đại học.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của các đại biểu quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục để hoàn thiện dự thảo luật. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục phối hợp với Ủy ban thẩm tra để hoàn thiện các nội dung của dự thảo Luật./.

.

Nguồn: Cổng TTĐT Quốc hội Việt Nam

.