Pháp luật

Loại ra khỏi bộ máy những cán bộ tha hóa, biến chất, tiếp tay cho tội phạm

09:21, 08/01/2021 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về phòng, chống tội phạm và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
 
Tại Hội nghị, sau phần báo cáo của Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và phim tài liệu về kết quả công tác của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; dưới sự điều hành của Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, đại diện một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng đã báo cáo kết quả công tác đạt được trong năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; đồng thời đóng góp ý kiến vào các vấn đề lớn của công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
 
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình biểu dương BCĐ 188 và 389 các cấp về những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình kết luận Hội nghị.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình kết luận Hội nghị.
 
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đồng thời nêu rõ nguyên nhân là do chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. 
 
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo. Nhiều nơi vai trò của các lực lượng chuyên trách còn hạn chế, chưa xây dựng được lực lượng nòng cốt, chưa sâu sát nắm bắt tình hình địa bàn, khu dân cư...
 
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, còn có biểu hiện nể nang, bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại... Cơ chế chính sách còn sơ hở, bất cập, tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.
 
Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần giúp Chính phủ thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 đã đề ra, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh và bền vững theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
 
Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức quán triệt triển khai, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; luôn xác định các lĩnh vực công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. 
 
Cùng với đó, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; người đứng đầu các lực lượng chức năng phải có quyết tâm cao trong phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. “tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng tham nhũng, "tham nhũng vặt" ở các cơ quan hành chính, không để người dân bức xúc, giảm sút niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất, tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. 
 
Quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “liêm chính, bản lĩnh”, có phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 
 
Đối với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, xâm hại trẻ em, ma túy, “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao, khai thác cát sỏi, chặt phá rừng, vi phạm môi trường, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; buôn lậu…, các lực lượng chức năng cần xác lập chuyên án để mở rộng xác minh, điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu...

Nguồn: Phương Thủy/CAND

Các tin khác