Pháp luật
Cơ chế bảo vệ nhà báo
11:01, 20/06/2019 (GMT+7)
Vai trò của báo chí là rất lớn, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, thách thức, thậm chí là bị đe dọa, hành hung, gây tổn hại sức khỏe. Trong khi, chế tài đã có nhưng lại chưa đủ mạnh để tạo sức răn đe.
Theo ông Phạm Tất Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long cho biết, việc bảo vệ nhà báo thì không chỉ được quy định trong Luật Báo chí, mà với tư cách là một công dân thì đã được pháp luật bảo vệ rồi. Tuy nhiên, trong thực tế thì chúng ta thấy là có khá nhiều vụ hành hung các nhà báo diễn ra, thậm chí có những vụ rất là manh động, thậm chí ảnh hưởng, đe dọa tính mạng của các nhà báo.
Bấm Play để xem Video (Độc giả cần mở loa để nghe lời bình)
Báo chí ngày nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội. Sứ mệnh của người làm báo là đưa ra những thông tin chính xác, nhanh nhạy và kịp thời đến với công chúng. Song có không ít nhà báo đang phải đối mặt với những rủi ro khi bị đe dọa và hành hung...khi đang nỗ lực đưa góc tối tiêu cực ra ánh sáng.
Khi đang tìm hiểu, điều tra về những sai phạm trong khai thác quặng, đất đá trái phép, nhà báo Hoàng Đình Chiểu, phóng viên VTV, thường trú tại tỉnh KonTum đã bị các đối tượng manh động hành hung. Hậu quả bị chấn thương mắt trái, gãy thành ngoài xoang, chấn thương phần ngực do bị đánh.
Tại điều 7, Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản thì hành vi uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên cao nhất là 30 triệu. Rõ ràng để bưng bít thông tin, che đậy góc tối tiêu cực thì mức xử phạt này chưa đủ sức răn đe.
Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng Luật sư Interla cho biết, người mà bị phóng viên đang điều tra họ sẵn sàng đánh phóng viên đó với nhận thức của họ chỉ đánh bị thương đến 8% thôi, vậy thì rõ ràng đã đủ răn đe, đủ cản trở cho phóng viên đó không tiếp tục thực hiện bài phóng sự của mình.Vậy thì rõ ràng cái việc họ sẵn sàng đánh 1 phóng viên và chịu xử phạt 30 triệu, rõ ràng họ sẽ lựa chọn cái đó để cản trở phóng viên không tác nghiệp.
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe thì việc cản trở nhà báo khi tác nghiệp còn bị xử lý theo Bộ luật Hình sự tại điều 93 về tội chống người thi hành công vụ. Song không phải phóng viên báo chí nào cũng được coi là thi hành công vụ.
Pháp luật mới xây dựng lên cái quyền năng cho những người hoạt động công vụ nhưng mà phóng viên, báo chí mặc dù học vẫn đang là người hoạt động công vụ đó, nhưng mà lại xem xét là công vụ nào, họ có thực sự được điều luật bảo vệ họ là công vụ hay không thì trong trường hợp này lại chưa có quy định cụ thể. Luật sư Trương Quốc Hòe nói.
Đảng, Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Và báo chí chính là 1 công cụ sắc bén. Để cuộc đấu tranh này đem lại hiệu quả nhà báo cần được khuyến khích, động viên và quan trọng là được bảo vệ để hoàn thành sứ mệnh.
Nguồn: ANTV