Pháp luật

Xuất hiện nhiều thủ đoạn vận chuyển, mua bán ma tuý mới

10:41, 02/02/2018 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Theo Bộ Tư lệnh BĐBP, các đối tượng ma túy liên tục thay đổi thủ đoạn giao dịch, che dấu hành trình, thuê người vận chuyển... kể cả lợi dụng các loại hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chính ngạch qua biên giới để trà trộn vận chuyển ma túy.
 
Về phương thức liên lạc, vận chuyển, bọn tội phạm triệt để lợi dụng các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Intagram…) để tránh bị theo dõi bởi kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, chúng tăng cường sử dụng người Trung Quốc, người Lào (nhất là những đối tượng gốc Việt mang Quốc tịch Lào), để trực tiếp vận chuyển để tránh rủi ro hoặc khép kín đường dây vận chuyển trong phạm vi các thành viên đã được kiểm tra, xác định rõ ràng, để tránh bị lực lượng chức năng xâm nhập điều tra. Đáng chú ý, đã có sự đa dạng hóa các tuyến vận chuyển để tránh bị phát hiện trên các tuyến đường trước đây, nhất là đã phát hiện thủ đoạn mới: Lợi dụng thủ tục xuất, nhập hàn
Đối tượng (quốc tịch Lào) và 10 bánh heroin trong chuyên án 079Av ngày 28/1/2018 thực hiện tháng cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm
Đối tượng (quốc tịch Lào) và 10 bánh heroin trong chuyên án 079Av ngày 28/1/2018 thực hiện tháng cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm
Về thủ đoạn đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng không giao - nhận ma túy tại các tỉnh, huyện giáp biên giới, tại nhà nghỉ, khách sạn ở thị trấn, thị xã… mà yêu cầu giao - nhận trong các tỉnh nội địa, khu vực hẻo lánh nhằm kiểm soát lực lượng bảo vệ vòng ngoài của BĐBP và Công an; chuyển từ phương thức “trưng tiền - xem hàng” sang phương thức “đặt cọc” để giành thế chủ động. Cá biệt có vụ, đối tượng dùng ma túy giả, tạo tình huống giao - nhận chớp nhoáng nhằm cướp tiền; sử dụng đối tượng mãn hạn tù về bí mật nhận dạng “đối tác” để xác định phát hiện trinh sát xâm nhập vào…
 
Thủ đoạn cất giấu, ngụy trang tang vật tinh vi, đa dạng để vận chuyển. Nhiều loại MTTH mới với mẫu mã đa dạng, được đối tượng ngụy trang “đội lốt” các sản phẩm thực phẩm chức năng, như “Trà giảm cân”, “Trà sữa”, “Đông trùng hạ thảo” hoặc cho vào thuốc thực phẩm chức năng dạng con nhộng... để dễ đối phó với lực lượng chức năng. Ngoài ra, ngày càng nhiều loại ma túy mới xuất hiện (lá Khát, cỏ “Mỹ”, kẹo Sô-cô-la có nguyên liệu cần sa). Một số chất ma túy hoặc chất gây nghiện trong các sản phẩm trên đã được quy định trong Danh mục cấm. Tuy nhiên, việc xác định hàm lượng làm cơ sở tiến hành thủ tục tố tụng gặp nhiều khó khăn (không có chất chuẩn để giám định hàm lượng).
 
Theo Đại tá Nguyễn Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm (Bộ Tư lệnh BĐBP), Bộ Tư lệnh BĐBP đã xây dựng kế hoạch tấn công tội phạm trong đợt cao điểm dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018. Thực hiện Kế hoạch của Bộ Tư lệnh, Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm đã chỉ đạo các đơn vị địa phương triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ phòng, chống ma túy và tội phạm, lấy biện pháp trinh sát phòng chống ma tuý và tội phạm làm mũi nhọn, kết hợp chặt chẽ với các biện pháp công tác biên phòng khác như: tuần tra vũ trang, kiểm soát hành chính…quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, chủ động xác lập các chuyên án đấu tranh ngăn chặn tội phạm ở khu vực biên giới. Chú trọng công tác nghiên cứu, tổng hợp, phát hiện những động thái mới về hoạt động của các loại tội phạm để chủ động tham mưu đề xuất chủ trương, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả.
 
Đồng thời chủ động phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, đặc biệt với lực lượng Công an, Hải quan và Cảnh sát biển trong đấu tranh chống tội phạm. Hợp tác chặt chẽ với lực lượng chức năng của các nước láng giềng trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt với Lào để triển khai các hoạt động nghiệp vụ ở ngoại biên...

Nguồn: Hoàng Anh/Chinhphu.vn

Các tin khác