Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201406/viet-nam-la-nha-nuoc-dau-tien-xac-lap-chu-quyen-o-hoang-sa-496486/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201406/viet-nam-la-nha-nuoc-dau-tien-xac-lap-chu-quyen-o-hoang-sa-496486/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 14/06/2014, 15:51 [GMT+7]

Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa

Bất chấp những lời vu cáo, đặt điều và những thông tin bịa đặt, sai sự thật mà truyền thông Trung Quốc rêu rao trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế đặc biệt là giới chính khách và học giả đều khẳng định rằng, Việt Nam đã có tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa từ lâu và đây cũng là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa.
 
Điều này cũng có nghĩa là những gì mà Trung Quốc đang lập luận chỉ là ngụy biện và nước này không chỉ đang xâm phạm vùng lãnh hải của nước khác mà còn mưu toan xâm chiếm lãnh hải nước khác một cách trắng trợn và phi pháp.
 
Từ tuyên bố của các chính khách Mỹ
 
Sáng 13/6, trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với các phóng viên nước ngoài, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton đã trả lời rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề Biển Đông, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
Cũng giống như nhiều chính trị gia khác ở Mỹ, ông David Balton đã kịch liệt phản đối hành động này và nhấn mạnh rằng, không chỉ các quốc gia láng giềng mà ngay cả các nước khác trên thế giới cũng rất bất bình với hành vi sai trái, ngang ngược này của Trung Quốc. Vì thế, ông David Balton khẳng định, mọi bất đồng cần phải được giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
 
Trước đó 2 ngày, trong cuộc họp báo qua điện thoại từ Yangon (Myanmar), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel đã không ngần ngại nêu ra những quan ngại của Mỹ đối với căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 cũng như việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên phần lớn Biển Đông. Thậm chí, ông Daniel Russel còn nói rõ rằng, cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề hiện nay là Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu thuyền hộ tống về nước.
 
Một bản đồ cổ chứng minh Việt Nam đã xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm
Một bản đồ cổ chứng minh Việt Nam đã xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: "Việc sử dụng sức mạnh và đe dọa sử dụng vũ lực như là biện pháp để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ là không thể chấp nhận được. Những hành động này không phù hợp với mục đích tạo thuận lợi cho việc đàm phán, nhanh chóng tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Riêng về thông tin Trung Quốc đang đào đắp để xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, ông Daniel Russel khẳng định: “Biển Đông và các tuyến hàng hải nơi đây có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Biển Đông là nơi có nguồn thủy sản, trữ lượng dầu mỏ và các loại khoáng sản phong phú. Thế giới cần sự tự do trên các tuyến hàng hải này. Thế giới cần các nguồn tài nguyên trong khu vực được quản lý một cách có trách nhiệm và bền vững”.
 
Đáng chú ý nhất là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh rằng, mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng nước này biết rõ việc Việt Nam từ lâu đã tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa, Việt Nam lâu nay đã thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực mà Việt Nam chính thức tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền.
 
Tới khẳng định của giới học giả
 
Ngay sau tuyên bố nói trên của các chính khách Mỹ, nhiều học giả cũng đã cung cấp thêm các bằng chứng cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa. Các học giả quốc tế nhấn mạnh, nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ XVII, khi quần đảo này còn vô chủ. Nghĩa là không hề có một chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý nào của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Chính các tài liệu của Trung Quốc cũng không cho phép xác định đã có sự thụ đắc chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo này từ 2000 năm trước. Điều này đã được GS Monique Chemillier-Gendreau thuộc Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ Pháp khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí gần đây.
 
Bà Monique Chemillier-Gendreau nói: “Khi tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ luật pháp quốc tế, tôi đã bắt đầu bằng cách nghiên cứu xem đâu là danh nghĩa lịch sử của các quốc gia nêu yêu sách đối với các đảo này. Tôi thấy rằng Việt Nam được thừa kế danh nghĩa lịch sử mà các vị vua Việt Nam đã xác lập từ thế kỷ 17, bởi vì vào thời kỳ đó, đã có những tư liệu, khẳng định rằng từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, các vị vua Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
 
Điều tạo nên bằng chứng pháp lý chính là việc các vị vua của An Nam không dừng lại ở việc nói rằng “đây là quần đảo của chúng tôi” mà còn tiến hành các hoạt động quản lý. Đây chính là nội dung của quy tắc luật quốc tế. Từ những gì mà tôi được tiếp cận, có thể thấy rằng các vị vua An Nam đã chủ ý thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo. Họ đã cử các đội thuyền đến khu vực 2 quần đảo vào những mùa thích hợp với những mệnh lệnh chính xác như trồng cây, đo đạc các đảo…
 
Và trong thời kỳ thuộc địa, Pháp đã khẳng định danh nghĩa chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo phương thức khác nhau”. Còn theo GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia: “Quan điểm của Việt Nam có cơ sở vững chắc. Đội Hoàng Sa (thời phong kiến) có chức năng kinh tế, quốc phòng. Vào thời điểm đó, cách thức để duy trì việc quản lý chủ quyền là thông qua các cuộc thăm viếng thường xuyên để quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ đảo. Và đội Hoàng Sa của Việt Nam đã thực hiện các chức năng này”.
 
Đồng quan điểm này, GS Gillian Triggs, Giám đốc Trung tâm Luật, Trường Đại học Sydney của Australia cũng cho rằng: “Về tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, các chứng cứ lịch sử củng cố danh nghĩa của Việt Nam là từ đầu thế kỷ 18, việc quản lý hữu hiệu đã được bảo đảm bởi người Pháp trong giai đoạn thuộc địa. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo xuất hiện vào năm 1909 và dựa vào việc chiếm đóng bằng vũ lực từ những năm 1960. Quan điểm phù hợp hơn là Trung Quốc không thể yêu sách chủ quyền dựa trên xâm chiếm và Việt Nam đã nhiều lần phản đối để giữ danh nghĩa trên chứng cứ lịch sử của mình. Trong hoàn cảnh đó, luật pháp quốc tế có thể sẽ thừa nhận rằng Việt Nam có quyền hơn là Trung Quốc đối với chủ quyền ở Hoàng Sa”.
.

Nguồn: cand.com.vn