Theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước, hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị xử phạt nặng.
Theo Nghị định, sẽ phạt tiền từ 1-20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức. Tổ chức vi phạm sẽ buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức.
Bên cạnh đó, sẽ xử phạt từ 10-20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không đúng mục đích. Nếu bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác không đúng mục đích sẽ bị xử phạt từ 1-10 triệu đồng.
Đồng thời, tổ chức vi phạm sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu.
Nghị định cũng quy định xử phạt từ 1-20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi cho mượn tài sản nhà nước và hành vi trao đổi tài sản nhà nước không đúng quy định. Tổ chức có hành vi biếu, tặng cho tài sản nhà nước không đúng quy định sẽ bị phạt ở mức cao hơn là từ 20-50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các tổ chức này sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải hoàn trả lại tài sản cho mượn, tài sản đã trao đổi, biếu, tặng (hoặc trả lại bằng tiền tương ứng với giá trị tài sản đã trao đổi, biếu, tặng); buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian cho mượn.
Lấn chiếm trụ sở làm việc phạt đến 15 triệu đồng
Theo Nghị định, hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Đồng thời, sẽ tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và trả lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị lấn chiếm; buộc phá dỡ công trình đã xây dựng trên phần diện tích lấn chiếm; buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian lấn chiếm.
Hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng sẽ bị phạt từ 1-5 triệu đồng.
Thứ Tư, 04/12/2013, 08:34 [GMT+7]
Phạt nặng hành vi sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích
.
Chinhphu
Các tin khác
- Xe tải làm sập cầu, rơi xuống sông
- Những điểm mới cơ bản của Luật Đất đai
- Cẩn trọng với sữa bột "4 không" trôi nổi
- Hết phép vẫn ngang nhiên khai thác
- Hành lang pháp lý bảo vệ phóng viên
- Dễ phát sinh tiêu cực, thất thoát
- Chánh án vòi tiền đã bị bắt như thế nào?
- Bắt nhiều phương tiện khai thác cát trái phép
- Khởi tố 4 đối tượng phá Vườn Quốc gia
- Vợ chồng cùng "bóc lịch" vì tiêu thụ tiền giả
.
.
.
.
.