Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201311/nhuc-nhoi-nan-khai-thac-rung-trai-phep-419266/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201311/nhuc-nhoi-nan-khai-thac-rung-trai-phep-419266/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhức nhối nạn khai thác rừng trái phép - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 23/11/2013, 14:00 [GMT+7]

Nhức nhối nạn khai thác rừng trái phép

(Congannghean.vn)-Rạng sáng 15/11, Phòng CSPCTP về Môi trường Công an Nghệ An đã bắt giữ 2 xe vận chuyển gỗ trái phép chạy trên QL48A, thu giữ 25 m3 gỗ. Điều đáng nói, đây chỉ là 2 xe bị phát hiện bắt giữ và còn nhiều xe khác sót lọt trên tuyến đường này. Vụ việc một lần nữa là hồi chuông cảnh báo về nạn khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép đang diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Từ vụ bắt giữ 25 m3 gỗ trên QL48A
 
Đêm 14, rạng sáng 15/11, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng CSPCTP về Môi trường phát hiện hàng chục xe ôtô tải, ôtô khách, ôtô con chạy trên QL48A vận chuyển gỗ trái phép. Do lực lượng mỏng nên chỉ tổ chức bắt giữ được 2 xe vận chuyển với khối lượng gỗ lớn. Vụ thứ nhất, hồi 4 giờ ngày 15/11, trên QL48A thuộc địa bàn xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, Phòng CSPCTP về Môi trường phát hiện, bắt giữ xe ôtô BKS 37C - 025.83 do Lê Quang Vinh (SN 1988) trú tại xóm Tuần B, xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu điều khiển. Trên xe có 25 tấm gỗ xẻ (9 m3) đã được quy tròn.
 
Chỉ sau đó 30 phút, trên tuyến từ QL48A đi thị trấn Quỳ Hợp thuộc địa bàn xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Phòng CSPCTP về Môi trường tiếp tục phát hiện và bắt giữ ôtô BKS 37V - 3823 do Hồ Văn Kỳ (SN 1987) trú tại xóm 6, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu điều khiển. Trên xe vận chuyển 58 tấm gỗ xẻ (16 m3) đã được quy tròn. Qua điều tra xác minh được biết, số gỗ trên chủ yếu do người dân địa phương khai thác ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thuộc các xã Châu Hoàn, Diên Lãm (Quỳ Châu); Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Thái, Châu Sơn (Quỳ Hợp), được các đầu nậu tập kết và vận chuyển về xuôi tiêu thụ.
 
Cán bộ Phòng CSPCTP về Môi trường làm việc với lái xe Hồ Văn Kỳ
Cán bộ Phòng CSPCTP về Môi trường làm việc với lái xe Hồ Văn Kỳ
 
Ngay sau vụ việc này, Phòng CSPCTP về Môi trường đã báo cáo tình hình, kết quả đấu tranh trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản gửi lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An. Báo cáo nhận định: "Trong thời gian gần đây, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng diễn ra phức tạp, các đối tượng là đầu nậu tổ chức khai thác, vận chuyển lâm sản (gỗ) trái phép trong vùng lõi vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, khu vực biên giới. Vận chuyển lâm sản diễn ra thường xuyên trên cả đường bộ, đường sông. Nổi lên là tại địa bàn các xã Thông Thụ, Đồng Văn (Quế Phong); Châu Thắng, Châu Thuận, Châu Hoàn, Diên Lãm (Quỳ Châu); Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Thái, Châu Sơn (Quỳ Hợp). Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở, công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chưa làm hết trách nhiệm được giao, có dấu hiệu tiêu cực của cơ quan chức năng trong bảo vệ rừng và kiểm soát lâm sản. Thực trạng trên cho thấy, hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, kiểm soát lâm sản trên QL48A nói riêng và trên các tuyến quốc lộ, tuyến sông ở địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung đang là vấn đề "nóng", nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán".
 
Phòng cũng đã đề xuất lãnh đạo Công an tỉnh, các ban, ngành hữu quan tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vụ việc liên quan đến khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Báo cáo cũng đề nghị các ban, ngành vào cuộc làm rõ các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, bảo vệ rừng nhưng không làm hết trách nhiệm, tiếp tay, bảo kê cho "lâm tặc" lộng hành; đề xuất, xác minh, làm rõ, nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố hình sự 2 vụ vận chuyển gỗ trái phép trên.
 
Báo động công tác bảo vệ rừng
 
Với địa hình rừng núi hiểm trở, cách xa trung tâm các huyện, việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác lâm sản trái phép đang là bài toán khó đối với các ban, ngành hữu quan. Hơn nữa, đối tượng khai thác chủ yếu là người dân địa phương, có người do kế sinh nhai nhưng cũng có đối tượng khai thác chuyên nghiệp. Theo đại tá Trần Hữu Hồng - Trưởng phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường Công an tỉnh Nghệ An thì việc quản lý, kiểm soát hoạt động khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh ta đang gặp rất nhiều bất cập, trở ngại. Trước hết, đó là sự buông lỏng trong quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp cơ sở, tạo điều kiện cho người dân khai thác, các đầu nậu thu gom và vận chuyển gỗ. Việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng, lực lượng đứng chân trên địa bàn với chính quyền cơ sở chưa tốt. Chế tài xử phạt hiện nay chưa nghiêm, lực lượng chưa đủ mạnh và trách nhiệm của một số bộ phận chưa cao, không loại trừ dính tiêu cực, tiếp tay cho "lâm tặc" phá rừng. 
 
Số gỗ bị bắt giữ tại Phòng CSPCTP về Môi trường Công an Nghệ An
Số gỗ bị bắt giữ tại Phòng CSPCTP về Môi trường Công an Nghệ An
 
Hiện nay, đường vành đai biên giới được mở thuận tiện cho giao thông đi lại, tuần tra biên giới nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển lâm sản... Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản hiện nay do nhiều cơ quan, đơn vị đảm nhận, nhưng khi bắt giữ được một vụ việc lại phải chuyển cho Kiểm lâm trực tiếp xử lý... Những khó khăn khách quan và chủ quan trên khiến công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
 
Cũng theo đại tá Trần Hữu Hồng, hiện nay, chất lượng rừng ở Nghệ An đang đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Công tác trồng rừng tuy có tiến triển theo chiều hướng tốt nhưng điều đáng nói là chất lượng rừng lại đang đi theo chiều hướng ngược lại.
 
"Nghệ An có khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên thuộc dạng lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với nhiều loại động, thực vật phong phú, quý hiếm. Tuy nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên này đã bị khai thác không thương tiếc. Nhìn bề ngoài có vẻ bình thường, nhưng vào sâu trong rừng mới biết nhiều cây gỗ quý hiếm đã bị các đối tượng khai thác. Hậu quả không chỉ chúng ta mà con cháu đời sau sẽ phải gánh chịu, đó là biến đổi khí hậu, lũ lụt, mất cân bằng sinh thái, đất đai sản xuất bị thu hẹp, vỡ hồ, đập... Đồng bào miền núi chủ yếu sống dựa vào rừng vốn đã nghèo sẽ càng nghèo thêm do rừng ngày càng cạn kiệt. Công tác bảo vệ rừng hiện nay ở tỉnh ta đang đặt ra rất nhiều vấn đề đáng để quan tâm" - Đại tá Trần Hữu Hồng chia sẻ.
 
"Với một người dân bình thường thì việc đưa một thanh củi "qua mặt" các trạm, chốt Kiểm lâm cũng là điều không dễ. Vậy tại sao hàng chục xe lớn, nhỏ cồng kềnh chở gỗ trên QL48A lại dễ dàng ra khỏi các khu rừng? Cần phải đặt ra câu hỏi lớn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh ta hiện nay. Đúng là công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay rất khó, nhưng không có nghĩa là không thể hạn chế được vấn nạn này nếu các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, các cá nhân, tổ chức được giao quản lý, bảo vệ rừng, chính quyền cơ sở làm hết trách nhiệm của mình" - Theo Đại tá Trần Hữu Hồng, Trưởng phòng CSPCTP về Môi trường Công an tỉnh Nghệ An.

 

.

Văn Dũng

.