Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/xay-dung-nong-thon-moi/201809/tam-nong-o-nghe-an-814134/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/xay-dung-nong-thon-moi/201809/tam-nong-o-nghe-an-814134/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Tam nông' ở Nghệ An - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 16/09/2018, 09:19 [GMT+7]

'Tam nông' ở Nghệ An

(Congannghean.vn)-Với Nghệ An, sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện ở tỉ trọng nông nghiệp trong tổng cơ cấu nền kinh tế mà còn thể hiện ở vị thế người nông dân trước tiềm năng phát triển sản xuất. Hiệu quả trong chính sách “tam nông” chính là nền tảng để Nghệ An cụ thể hóa các mục tiêu trong chiến lược đưa tỉnh ta trở thành trung tâm kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ.

Sản xuất phát triển góp phần nâng cao đời sống của người dân
Sản xuất phát triển góp phần nâng cao đời sống của người dân

Nhất quán quan điểm vai trò quan trọng của cơ cấu nền kinh tế, 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển đồng bộ toàn diện nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo tích cực đối với các giải pháp về: Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản cho những vùng đặc thù, khó khăn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản xuất.

Trong các chương trình “tam nông”, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao các sở, ngành đối với chương trình “tam nông”. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, các cấp luôn xác định, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, có vị thế chính trị công bằng và có quyền hưởng lợi chính đáng những thành quả chung của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, đảm bảo môi trường và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã có những bước tiến khá. Theo đó, mức tăng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,68%/năm. Cơ cấu kinh tế toàn ngành nông nghiệp những năm qua có bước chuyển dịch hợp lý. Trong cơ cấu nền kinh tế, đã giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng chăn nuôi và dịch vụ. Trên cơ sở áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất đã đem lại năng suất cây trồng cao, sản lượng lớn.

Ngoài lương thực, một số sản phẩm khác dùng cho công nghiệp chế biến và xuất ra thị trường nhiều nước như: Chè, cao su, cam, quýt… Một số vùng nguyên liệu đã hình thành và phát triển như: Vùng nguyên liệu chè, mía, dứa, lạc trải đều ở hầu hết các huyện, thị xã. Ngành chăn nuôi đã chuyển từ nhỏ lẻ, khép kín sang mở rộng theo hướng quy mô trang trại, giá trị ứng dụng công nghệ cao. Công tác chế biến thủy, hải sản phát triển khá, hàng năm đã cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh 20 triệu lít nước mắm, 3.000 tấn mắm các loại…

Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã huy động 12.000 tỉ đồng đầu tư cho 300 công trình thủy lợi ở tất cả các vùng miền, góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, trong vài ba năm gần đây, nhiều tiến bộ KH-KT đã được áp dụng có hiệu quả ở các cơ sở sản xuất: Ứng dụng các tiến bộ KH-KT về giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Nhiều mô hình thực phẩm sạch đã xuất hiện và nhân rộng ra nhiều địa phương.

Nhiều ứng dụng công nghệ cao được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch
Nhiều ứng dụng công nghệ cao được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch

Bên cạnh đó, việc củng cố hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX năm 2012 đã có những đổi thay tích cực. Toàn tỉnh hiện có 470 HTX, trong đó 312 HTX được thành lập lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012, với 150.000 thành viên, tăng 16,68% so với năm 2008. Sau khi thành lập lại, các HTX đã quy hoạch, bố trí lại sản xuất theo hướng chuyên vùng cây, con có lợi ở mỗi địa phương để liên kết và sản xuất theo chuỗi.

Thực tế cho thấy, từ khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, các HTX phải làm rõ tư cách thành viên, mức vốn điều lệ, tài sản; kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy; xây dựng điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh và quy chế hoạt động; tổ chức đăng ký lại HTX. Trên cơ sở đó, tiến hành sáp nhập, hợp nhất các HTX nông nghiệp quy mô thôn, xóm, hoạt động kém hiệu quả và giải thể HTX ngừng hoạt động theo quy định. Đây là điều kiện, cơ sở thích hợp để đẩy mạnh liên kết, nâng cao hiệu quả trong chuỗi sản xuất, đưa hiệu quả kinh tế đi vào thực chất.

Trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh đang tiếp tục tham mưu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên tuyên truyền pháp luật về HTX; các chủ trương, chính sách phát triển HTX, mô hình HTX kiểu mới đến các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tạo nên diện mạo mới cho nhiều địa phương. Chưa bao giờ những đổi thay về kết cấu hạ tầng của nhiều vùng quê lại nhanh và mạnh đến thế. Phong trào dồn điền đổi thửa được đồng loạt tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh thành 1 chính sách lớn, được bà con nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, có 3 huyện, thành, thị đạt chuẩn nông thôn mới gồm Nam Đàn, Vinh và Thái Hòa.

Đến hết 2017, hệ thống giao thông nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh hoàn toàn được cải thiện tốt. Tỉ lệ các xã có đường giao thông đi lại được trong cả 4 mùa là 98%, so với năm 2008 tăng 6%. Đến nay, toàn tỉnh đã có 431/431 xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã, trong số đó có 220/431 xã đạt tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chiếm tỉ lệ 51%. Hệ thống chợ nông thôn được mở rộng, giúp người nông dân trao đổi, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa. Đã có 309 chợ nông thôn trên tổng số 405 chợ trên toàn địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bức tranh toàn cảnh về sản xuất nông nghiệp của chính sách “tam nông” đã bộc lộc những tồn tại cần sự chung tay khắc phục của cấp ủy, chính quyền các cấp. Theo đó, sự vào cuộc của các cấp còn chưa toàn diện và quyết liệt. Hầu như việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 chỉ thấy rõ vai trò của ngành nông nghiệp, một số địa phương vẫn nhận thức chưa đầy đủ về “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Việc kết hợp giữa sản xuất và chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa tạo thành chuỗi giá trị liên kết, nhất là trong lĩnh vực, mặt hàng vốn là thế mạnh của Nghệ An. Công tác tái cơ cấu ngành vẫn còn những hạn chế cần khắc phục theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Từ đó, dẫn đến hiệu quả sản xuất còn thấp, chủ yếu manh mún và chưa đi vào chiều sâu.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất vẫn chưa thực sự tạo chuyển biến đậm nét. Nguyên nhân chính là do các chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ đất đai, hiện nay chủ yếu là ưu đãi về các mức thuế, phí theo địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao mà thiếu đất quy mô lớn để đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ theo vùng sản xuất tập trung, phải thuê đất của nhiều hộ riêng lẻ, thường xuyên thay đổi nên việc nhận hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất còn khó thực hiện…

Cùng với đó, doanh nghiệp chưa mặn mà bởi các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao; không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi diện tích sử dụng đất và không gian cách ly lớn…

Mục tiêu của chương trình “tam nông” là xây dựng nền sản xuất hiện đại, nâng cao đời sống của người dân. Quá trình thực hiện tác động tới nhiều phía, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục triệu người dân. Vì vậy, chính người dân và các cấp chính quyền phải ý thức rõ mức tác động và vai trò của chương trình “tam nông”, từ đó xây dựng ý thức, thái độ chủ động trong việc đưa các chính sách đưa vào thực tiễn.

.

Tuệ Trang

.