Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/xay-dung-nong-thon-moi/201407/xay-dung-nong-thon-moi-gan-voi-tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-510170/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/xay-dung-nong-thon-moi/201407/xay-dung-nong-thon-moi-gan-voi-tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-510170/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 17/07/2014, 09:22 [GMT+7]

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp phải trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, coi đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, trực tiếp góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
 
Các bộ, ngành, địa phương tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, trên cơ sở rà soát quy hoạch tổng thể, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xác định thế mạnh và sản phẩm chủ lực, đảm bảo liên kết vùng, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững.
 
Bêtông hóa đường giao thông nông thôn ở xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương
Bêtông hóa đường giao thông nông thôn ở xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương
 
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho các vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng lớn trong nước, coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, nhân rộng các mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
 
Các cấp, các ngành triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đã ban hành; rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách đủ mạnh để khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhất là những vùng khó khăn, miền núi, hải đảo. Mở rộng các hình thức hợp tác công tư trong phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn vốn tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn tín dụng.
 
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, cần lựa chọn các vấn đề bức xúc trên từng địa bàn để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ rệt, trong đó chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường, an ninh nông thôn...). Xây dựng và thực thi các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất các nông sản chủ lực có tính cạnh tranh cao và đời sống cho người dân ở những vùng khó khăn.
 
Các bộ, ngành, địa phương đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của doanh nghiệp và của địa phương. Chú trọng đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn và thông qua các doanh nghiệp có hợp đồng liên kết với nông dân. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung làm tốt công tác giảm nghèo, chú trọng nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; quan tâm tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các nội dung về phát triển y tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn; cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng, chống các tệ nạn, giữ vững sự bình yên, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình và văn hóa cộng đồng ở nông thôn.
 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách của địa phương huy động tốt hơn các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Hàng năm dành một tỷ lệ ngân sách thỏa đáng cho xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc. Việc huy động đóng góp phải trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của dân tại từng địa bàn, trong mọi trường hợp, không được huy động quá sức dân. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc; tổ chức định kỳ công tác sơ kết, tổng kết và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng nơi làm tốt và các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào phong trào. Phát hiện kịp thời những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến ra diện rộng…
 
.

Nguồn: vietnamplus.vn