Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/oto-xe-may/201903/mat-bang-lai-xe-phai-thi-lai-844205/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/oto-xe-may/201903/mat-bang-lai-xe-phai-thi-lai-844205/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mất bằng lái xe, phải thi lại - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 16/03/2019, 15:59 [GMT+7]

Mất bằng lái xe, phải thi lại

Chúng ta đã quen với từ "cấm" . Hãy nghĩ khác đi. Nếu có đủ phương tiện công cộng phục vụ từ đại lộ đến ngõ nhỏ thì phần lớn người dân đã tự động bỏ xe máy không cần ai nhắc.
 
Đầu tháng 3 này, "Tư lệnh giao thông" đã nói: "Chúng tôi cũng đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3"". Câu này cho thấy một thực trạng không ít tài xế có bằng lái kiểu ngang tắt.
 
Câu nói trên làm dậy sóng cộng đồng. Người ta hỏi việc mất bằng lái xe chỉ liên quan sự đãng trí hoặc trật tự an ninh chứ liên quan gì đến trình độ cầm lái. Giả sử trường hợp bị kẻ trộm lấy thì đó là bị mất mỗi cái bằng lái xe, chứ không mất trình độ lái xe. Mất thì cấp lại. Thời đại số hóa, mọi cuộc thi đều lưu trữ đầy đủ dữ liệu. Nếu mất phải thi lại thì hồ sơ gốc không có giá trị. Vậy thì bỏ hẳn cơ quan, nhân lực làm lưu trữ đi cho đỡ mệt.
 
Việc làm dữ liệu số hóa thì ở tầm xã phường hiện nay đã làm được. Việc truy tìm dữ liệu thực ra chỉ là gõ phím và đợi trong chớp mắt. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên 4.0, chẳng có lý do gì đi ngược lại thời nguyên thủy. Không thể vì những kẻ tiêu cực thi cử làm ảnh hưởng đến thời gian của những người còn lại.
 
Mất cắp không liên quan gì tới sát hạch cấp bằng.
 
Chúng ta rơi vào ngơ ngác, thi lại lái xe thì ít ra cũng tốn một buổi, nếu mất giấy khai sinh thì phải làm lại từ đầu, 9 tháng 10 ngày là tốn kém lắm. Liệu những cụ cao tuổi mà mất giấy đăng ký kết hôn thì có hào hứng làm đám cưới lại không nhỉ, hay kệ để sống nốt đời "trai tân"?
 
Vẫn chuyện giao thông, vừa rồi 2 lãnh đạo cấp sở lại có ý kiến muốn cấm xe máy càng nhanh càng tốt. Điệp khúc này quá cũ. Ai chẳng muốn đi phương tiện công cộng cho thoải mái và an toàn. Nhưng phương tiện công cộng không giải quyết đủ cho quãng đường của phần lớn địa bàn đầy phố nhỏ, ngõ sâu này. Xe công cộng chỉ thả người theo bến. Hành khách sẽ đi tiếp có khi hàng cây số bằng gì? Một số thành phố các nước bạn có xe bus nhỏ hơn 10 chỗ, có thể đi trong phố hẹp. Việc này chúng ta làm được, sao không làm?
Minh họa của Tả Từ
Minh họa của Tả Từ
Một lãnh đạo về an toàn giao thông cho rằng 67% tai nạn do xe máy gây ra. Theo cách thống kê này, nếu viễn cảnh toàn dân đã đi phương tiện công cộng hoàn toàn thì có thể kết luận rằng 100% tai nạn gia thông do phương tiện công cộng gây ra. Vậy cần phải tiếp cận vấn đề theo những cách khác, chứ không thể đơn giản hóa như trên được.
 
Câu hỏi ai là nguyên nhân tắc đường thì có nhiều câu trả lời. Một trong những câu trả lời là thể tích chiếm chỗ của phương tiện. Đó là điều ai cũng hiểu sao lại có một bộ phận không hiểu?
 
Rồi chuyện mật độ dân cư nữa, trong một cuộc họp, Thủ tướng nói ""Có điều rất lạ là tất cả các cơ sở di dời ra khỏi nội thành đều trở thành các khu đô thị cao tầng, mật độ rất cao, nhiều khu chung cư cao 40 - 50 tầng dày đặc, gây ách tắc giao thông, quá tải trầm trọng giao thông, cấp thoát nước, môi trường".
 
Bây giờ khắc phục việc ùn tắc đã là muộn, vẫn còn nhiều điều phải cấp cứu trước khi quá muộn. Tốt nhất, lãnh đạo nên đi làm hoặc đi lo việc gia đình riêng bằng xe bus, tính toán tuyến đi và bến đỗ. Khi xuống bến thì đi bộ bao xa tới đích. Nếu xách theo đồ nặng thì đi bao lâu có chỗ nghỉ?
 
Chúng ta quen với từ "cấm" quá nhỉ. Hãy nghĩ khác đi. Nếu có đủ phương tiện công cộng phục vụ từ đại lộ đến ngõ nhỏ thì phần lớn người dân đã tự động bỏ xe máy không cần ai nhắc.
 
Còn bạn, bạn thích đi xe bus, tàu điện có máy lạnh hay cưỡi "ngựa máy" đội nắng?
.

Nguồn: Lê Tâm/CAND

.