Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/oto-xe-may/201806/xang-tang-gia-ap-luc-giu-chi-so-gia-tieu-dung-798290/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/oto-xe-may/201806/xang-tang-gia-ap-luc-giu-chi-so-gia-tieu-dung-798290/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xăng tăng giá, áp lực giữ chỉ số giá tiêu dùng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 07/06/2018, 10:48 [GMT+7]

Xăng tăng giá, áp lực giữ chỉ số giá tiêu dùng

(Congannghean.vn)-Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, giá xăng dầu đã tăng 2 lần liên tiếp với mức tăng tối đa là hơn 1.000 đồng/lít đã phần nào tác động đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Cộng hưởng nhiều yếu tố đã gây áp lực không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng vừa qua.

Xăng tăng giá ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và người dân
Xăng tăng giá ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và người dân

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng nhiều lần theo giá thế giới, với mức tăng tổng cộng 1.700 - 2.500 đồng/lít. Điều này tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả hàng hóa và đời sống người dân. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vận tải.

Theo số liệu vừa mới công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, trong đó 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Tăng cao nhất phải kể đến nhóm giao thông với mức tăng 1,18%, chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào ngày 7/4 và 23/4 (tác động làm CPI chung tăng 0,11%). Theo thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2018 tăng 2,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 4/2018 tăng 1,05% so với tháng 12/2017 và tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành trong điều hành giá từ nay đến cuối năm không điều chỉnh giá làm tăng CPI, đồng thời rà soát tiếp tục giảm giá các hàng hóa, dịch vụ có thể giảm để kiểm soát CPI ở mức dưới 4%. Phó Thủ tướng lưu ý, cần khẩn trương hoàn thiện thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC để đưa vào áp dụng từ 15/7/2018. Theo Phó Thủ tướng, với 80 dịch vụ giảm giá vào thời điểm này là hết sức phù hợp. Đồng thời cơ quan chức năng quyết liệt tổ chức đấu thầu thuốc; sớm thí điểm đấu thầu trang thiết bị vật tư y tế. Đây là nhóm các dịch vụ có dư địa giảm lớn, làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Với giá xăng dầu, giá điện, cần “điều chỉnh mạnh” Quỹ Bình ổn giá để hạn chế tăng giá và điện phải tiết giảm chi phí, tính toán để không điều chỉnh giá trong năm 2018. Mặc dù hơn 1 tháng qua và dự báo trong những tháng tới, giá cả một số mặt hàng tăng mạnh đã gây sức ép đến giá cả đầu vào của nền kinh tế và mặt bằng giá chung, nhưng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ tin tưởng, cả năm nay chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng dưới 4%.

.

Tuệ Trang

.