Ô tô - Xe máy

Những điều cần làm ngay khi xe ô tô bị ngập nước

10:38, 18/09/2017 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Để tránh hỏng xe khi bị ngập nước, bạn cần làm khô nội thất, làm sạch sàn, kiểm tra hệ thống điện, kiểm tra phanh, dầu máy, lọc gió...

Ô tô bị ngập trong nước có thể bị phá hủy nhiều chi tiết trên xe, đặc biệt là động cơ, hệ thống điện và nội thất (Ảnh minh họa: KT)
Ô tô bị ngập trong nước có thể bị phá hủy nhiều chi tiết trên xe, đặc biệt là động cơ, hệ thống điện và nội thất (Ảnh minh họa: KT)
Thông thường nước ngập qua nửa bánh xe là lúc có thể gây hại cho xe (Ảnh minh họa: KT)
Thông thường nước ngập qua nửa bánh xe là lúc có thể gây hại cho xe (Ảnh minh họa: KT)
Trong trường hợp xe bị ngập nước, tài xế cần thực hiện kịp thời một số biện pháp để tránh xe bị hỏng hóc (Ảnh minh họa: KT)
Trong trường hợp xe bị ngập nước, tài xế cần thực hiện kịp thời một số biện pháp để tránh xe bị hỏng hóc (Ảnh minh họa: KT)
Nếu nước lọt vào nội thất, khả năng phá hủy sẽ rất nhanh. Vì vậy, sau khi đưa xe thoát khỏi nơi ngập nước, hãy mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài (Ảnh minh họa: KT)
Nếu nước lọt vào nội thất, khả năng phá hủy sẽ rất nhanh. Vì vậy, sau khi đưa xe thoát khỏi nơi ngập nước, hãy mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài (Ảnh minh họa: KT)
Dùng các dụng cụ có thể, kể cả khăn thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa về garage (Ảnh minh họa: KT)
Dùng các dụng cụ có thể, kể cả khăn thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa về garage (Ảnh minh họa: KT)
Làm sạch sàn xe (Ảnh minh họa: KT)
Làm sạch sàn xe (Ảnh minh họa: KT)
Việc bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống điện không chỉ đơn giản là hút sạch nước và sấy khô, còn phải xem xét tình trạng hoạt động, khả năng xảy ra các rủi ro khi đường dây bị chập, hở hay ăn mòn tại các tiếp điểm... thao tác không thể thiếu với các dòng xe cao cấp là set-up lại hệ thống bằng máy quét lỗi (Ảnh minh họa: KT)
Việc bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống điện không chỉ đơn giản là hút sạch nước và sấy khô, còn phải xem xét tình trạng hoạt động, khả năng xảy ra các rủi ro khi đường dây bị chập, hở hay ăn mòn tại các tiếp điểm... thao tác không thể thiếu với các dòng xe cao cấp là set-up lại hệ thống bằng máy quét lỗi (Ảnh minh họa: KT)
Tài xế có thể tự kiểm tra hệ thống dây cu-roa bằng mắt thường sau khi đã tắt động cơ. Nếu phát hiện dây bị dính bùn, đất hãy sử dụng khăn lau sạch dây đai và bánh đai (Ảnh minh họa: KT)
Tài xế có thể tự kiểm tra hệ thống dây cu-roa bằng mắt thường sau khi đã tắt động cơ. Nếu phát hiện dây bị dính bùn, đất hãy sử dụng khăn lau sạch dây đai và bánh đai (Ảnh minh họa: KT)
Kiểm tra hệ thống phanh (Ảnh minh họa: KT)
Kiểm tra hệ thống phanh (Ảnh minh họa: KT)
Nếu xe có thể khởi động được, kiểm tra tất cả các bộ phận dùng điện như đèn pha, đèn xi-nhan, điều hòa, âm thanh, khóa cửa, chỉnh điện cửa sổ, mở cốp điện, chỉnh ghế, gương thậm chí đèn nội thất. Nếu có bất cứ chi tiết nào không hoạt động trơn tru đều là dấu hiệu nước khiến hệ thống điện chập chờn (Ảnh minh họa: KT)
Nếu xe có thể khởi động được, kiểm tra tất cả các bộ phận dùng điện như đèn pha, đèn xi-nhan, điều hòa, âm thanh, khóa cửa, chỉnh điện cửa sổ, mở cốp điện, chỉnh ghế, gương thậm chí đèn nội thất. Nếu có bất cứ chi tiết nào không hoạt động trơn tru đều là dấu hiệu nước khiến hệ thống điện chập chờn (Ảnh minh họa: KT)
Kiểm tra dầu máy và lọc gió bằng cách mở nắp ca-pô và quan sát, nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ (Ảnh minh họa: KT)
Kiểm tra dầu máy và lọc gió bằng cách mở nắp ca-pô và quan sát, nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ (Ảnh minh họa: KT)
Trước khi di chuyển, kiểm tra kỹ lốp, la-zăng, phanh xem có các mảnh vụn rác, bùn đất, kim loại, thủy tinh hay không. Bùn đất lọt vào đĩa phanh làm giảm hiệu quả phanh và hư hại khi đi thời gian dài. Tốt nhất nên rửa xe thật kỹ vùng này (Ảnh minh họa: KT)
Trước khi di chuyển, kiểm tra kỹ lốp, la-zăng, phanh xem có các mảnh vụn rác, bùn đất, kim loại, thủy tinh hay không. Bùn đất lọt vào đĩa phanh làm giảm hiệu quả phanh và hư hại khi đi thời gian dài. Tốt nhất nên rửa xe thật kỹ vùng này (Ảnh minh họa: KT)

 

Nguồn: VOV.VN

Các tin khác