Ô tô - Xe máy
Nếu không phải đóng thuế, giá thực của ô tô là bao nhiêu?
Một chiếc xe ô tô giá niêm yết tại đại lý là khoảng 900 triệu đồng sẽ có giá thực tế là bao nhiêu nếu không phải chịu thuế?
Theo Vnexpress, giá vốn của xe là giá xe khi chưa cộng hoặc cộng một tỷ lệ rất nhỏ các khoản thuế, phí và lợi nhuận doanh nghiệp. Hiểu đơn giản là mức giá mà doanh nghiệp sản xuất bán cho đại lý phân phối.
Ví dụ, một hãng bán xe cho đại lý giá 500 triệu đồng chưa thuế, sau các loại thuế, phí, đại lý bán cho khách hàng giá 900 triệu đồng, như vậy khoản 500 triệu đồng là "giá vốn (giá trị thực)".
Vậy đại lý cộng những khoản gì khiến giá bán cho khách hàng lại cao hơn nhiều lần giá mua từ hãng? Vnexpress cho biết, đó là các loại thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (VAT) và chi phí bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế TTĐB và VAT đại lý sẽ trả cho hãng khi mua xe.
Giá xe ô tô đang là vấn đề được người tiêu dùng Việt quan tâm. Ảnh minh họa |
Thứ tự tính giá bán ra (niêm yết) của đại lý sẽ như sau:
Giá niêm yết = Giá vốn + Thuế TTĐB + VAT + Chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng trong công thức trên được hiểu là gồm cả chi phí vận hành hệ thống bán hàng, marketing, quản trị, lợi nhuận doanh nghiệp.
Trong đó TTĐB tính dựa trên giá vốn; VAT tính bằng 10% của tổng (giá vốn + TTĐB); chi phí bán hàng thường bằng khoảng 10-15% tổng (giá vốn + TTĐB + VAT)
Giả sử một mẫu xe có giá vốn 500 triệu, ở phân khúc 2-2,5 lít, chịu thuế TTĐB 50%, chi phí bán hàng 10%, VAT 10% thì giá đại lý bán ra như sau:
Với cách tính này, giá đại lý gần như gấp đôi giá vốn. Với giá vốn khoảng 500 triệu, đại lý bán ra hơn 900 triệu là đảm bảo lợi nhuận.
Vnexpress cho hay, theo các chuyên gia trong ngành, mức lợi nhuận của đại lý thường ở khoảng 5% giá xe. Tức nếu xe 1 tỷ, đại lý lãi 50 triệu. Con số này cũng có thể thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như chính sách bán hàng từng hãng, độ "hot" của mỗi mẫu xe trên thị trường.
Mức giá bán ra thị trường cao hơn nhiều so với giá hãng xe bán cho đại lý bởi phải chịu thêm các khoản thuế. Số tiền này nộp ngân sách nhà nước chứ không phải phần đại lý được hưởng, vì vậy giá cao không đồng nghĩa với đại lý lãi nhiều.
Xe ô tô ở Việt Nam đang phải gánh những loại thuế, phí nào?
Theo báo Người lao động, hiện nay, một chiếc ôtô tại Việt Nam đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%.
Ôtô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật... Phí bảo trì đường bộ đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Chưa hết, còn một loạt phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn.
Với việc Bộ Tài chính tính thu thêm loại phí mới là phí thử nghiệm khí thải nói trên, một chiếc ôtô muốn lăn bánh được tại Việt Nam phải chịu 3 khoản thuế chính và hàng chục khoản phí các loại.
Danh sách những loại thuế áp dụng trên một chiếc ôtô tại Việt Nam:
- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.
- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường:
- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.
- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (HN và TP HCM).
- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiểm định).
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).
- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng./.
Theo Viet Q