Khi vào trạm xăng để bơm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong bình do đó hơi xăng có thể ra ngoài không khí, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô, hanh. Nếu để máy nổ liên tục trong quá trình đổ xăng thì nhiệt độ động cơ, hệ thống truyền động nóng lên, kết hợp với tia lửa điện khi máy đang hoạt động dẫn tới cháy nổ.
Thực tế, không ít các trường hợp chủ xe vô ý không tắt máy khi tiến hành đổ xăng và gây nên khá nhiều hậu quả khó lường. Theo khảo sát của Viện dầu khí Mỹ API (American Petroleum Institute) thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc cháy nổ tại trạm xăng thường là do tài xế không tắt máy khi vào trạm, đặc biệt nguy cơ lại càng cao đối với các xe đời cũ.
Hãy tắt động cơ ô tô khi đô xăng |
Lý giải về vấn đề này, những người có kinh nghiệm lái xe ô tô lâu năm cho rằng trong quá trình đổ xăng thì hơi xăng trong bình sẽ thoát ra ngoài. Lúc này, xe chưa tắt máy thường có nhiệt độ động cơ rất cao, truyền nhiệt tới hệ truyền động, kết hợp với tia lửa điện rất dễ gây cháy nổ.
Theo khuyến cáo của API, tài xế cần nhớ rõ 3 quy tắc khi vào trạm xăng là tắt máy, không hút thuốc hoặc sử dụng tia lửa sống và không được vào xe nếu đã bước ra ngoài cho tới khi tiếp nhiên liệu xong.
Tại Việt Nam, các cây xăng cũng dán những giấy khuyến cáo ba biện pháp an toàn là tắt máy, không điện thoại và không hút thuốc.
Ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, (UAE), quy định là động cơ phải được tắt khi xe đổ xăng. Phần lớn người dân địa phương phớt lờ nguyên tắc an toàn này. Đó là bởi nhiệt độ ở khu vực này quá cao, nhất là vào mùa hè, và các tài xế vẫn để nổ máy để giúp điều hòa vẫn hoạt động, và thường là hoạt động hết công suất làm mát, nhất là khi trên xe có hành khách đi cùng.
Vậy nên nếu như bạn là một tài xế ít kinh nghiệm sử dụng xe ôtô thì luôn cần nhớ một quy tắc rằng, khi đến trạm xăng, hay tắt máy rồi mới xuống xe đổ xăng, để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người khác. Điều đơn giản này chẳng bao giờ là thừa cả.