Ngoài nắng nóng, nhiệt độ thì mưa và độ ẩm cũng là tác nhân lớn gây ra những tổn thất, hỏng hóc cho xe ô tô. Vậy làm thế nào để bảo vệ "xế cưng" trong mùa mưa?
Hạn chế những tác hại từ môi trường chính là cách giúp hạn chế những hư hỏng có thể xảy ra và mặt khác giữ xe của bạn giữ được giá trị lâu hơn. Ngoài nắng nóng, nhiệt độ thì mưa cũng là tác nhân lớn gây ra những hư hỏng, hỏng hóc cho ô tô. Tuy vậy, có một thực tế là nhiều người hiện nay lại chưa có kiến thức hoặc không quan tâm đến việc bảo vệ xe trong mùa mưa.
Nước mưa thường rất có hại cho các chi tiết trên ô tô. Khi bi nước mưa dính vào, nhiều bộ phận có thể bị gỉ sét, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc với nước như gầm xe, ốc vít, bulong, sên xích. Ngoài ra, theo thời gian nước sẽ cuốn trôi hay vô hiệu khả năng chống nước của dầu mỡ, bôi trơn trên chi tiết truyền động, phanh xe dẫn tới hiện tượng kêu rít, bó phanh. Đáng nói hơn, nước mưa cũng là tác nhân phá vỡ cấu trúc sơn xe gây lão hóa sơn hay làm các vết xước sơn trở nên nghiêm trọng. Như vậy, làm các nào để bảo vệ chiếc xế cưng của bạn?
Bảo vệ bề mặt sơn và kính xe
Cách đơn giản nhất là tránh cho xe bạn tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nghe có vẻ đơn giản như không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để làm đều đặn. Bạn nên chuẩn bị ít nhất một áo bảo vệ ô tô chuyên dụng, hay ít nhất một tấm bạt trong xe để che phủ xe trong trường hợp phải đậu ngoài trời không có mái che.
Một biện pháp khác thường được các bác tài hay sử dụng là phủ nano hoặc những sản phẩm tương tự để bảo vệ ngoại thất xe và dán phim cách nhiệt trên kính lái (có thể dán hết toàn bộ kính).
Ngoài ra, ở Việt Nam gần đây cũng phổ biến phong trào dán decal cho xe bằng phương pháp wrap rất hiện đại. Thực tế, phong trào này đã xuất từ những năm 2010, tuy nhiên thời điểm đó chỉ phổ biến trên những xe sang hoặc siêu xe.
Gần đây, phong trào wrap mới trở nên phổ biến, xuất hiện trên nhiều dòng xe phổ thông. Với phương pháp dán decal, chiếc "xế cưng" của bạn không chỉ phong cách, ấn tượng hơn khi khoác lên “bộ áo” mới mà còn được bảo vệ lớp sơn zin vốn có. Được biết, chi phí mỗi lần dán wrap không quá cao, dao động khoảng trên dưới chục triệu đồng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước xe, màu sắc cũng như hoạ tiết bạn chọn.
Bảo vệ gầm xe
Một mối lo khác khi lái xe lái xe lúc trời mưa hay đi qua những vùng ngập nước, lúc này, gầm xe phải thường xuyên tiếp xúc với nước, nếu không có biện pháp bảo vệ xử lí thì lâu ngày sẽ gây gỉ sét và mục gầm xe. Để khắc phục vấn đề này, ngày nay, nhiều người đang chọn phương pháp phủ gầm xe. Đây là phương pháp dễ áp dụng lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ gầm xe luôn được bền bỉ và như mới theo thời gian. Lưu ý, khi mới vừa mua xe bạn có thể sử dụng phương pháp này để tăng hiệu quả tối đa.
Cũng cần lưu ý, nếu bạn vừa di chuyển dưới trời mưa, hay đi qua vùng ngập nước thì nên rửa xe để loại bỏ nước bẩn, bụi bẩn, cát ra khổi bề mặt xe, cũng như các chất ô nhiễm cũng được loại bỏ giúp giảm thiểu tác hại của nước mưa lên xe ô tô.
Nếu tự rửa xe tại nhà thì bạn nên chọn khăn lau phù hợp, tốt nhất là khăn và dung dịch rửa chuyên dụng khi để tránh trầy xước và ảnh hưởng đến lớp sơn. Nếu có thời gian bạn nên đến những chỗ rửa xe để có thể rửa sạch nhất cho chiếc xe của mình.
Tẩy gỉ sét cho chi tiết kim loại
Những chi tiết bằng kim loại trên xe như mâm xe, hệ thống truyền lực dưới gầm xe (các-đăng, vỏ hộp số, các-te động cơ.v.v) rất dễ bị bùn đất bám hoặc nước mưa thấm vào. Lúc này bạn cần tới những giải pháp tẩy gỉ sét chuyên nghiệp, vừa tẩy gỉ sét nhanh chống lại bảo vệ bề mặt chống gỉ sét trong một thời gian dài. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm giúp tẩy rỉ sét hiệu quả, chi phí thấp như: RP7, 3M...
Bảo vệ lốp xe và các chi tiết bằng nhựa
Dùng không đóng vai trò quan trọng về “sắc đẹp” của xế cưng như nước sơn, nhưng lốp và các chi tiết bằng nhựa như cần gạt mưa (trước, sau) của xe ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe và an toàn cho bạn cùng hành khách. Đối với lốp xe, bạn nên thường xuyên kiểm tra bằng mắt thường để kiểm tra áp suất lốp, các vết nứt (do bị đá chém), độ mòn, tuổi thọ của lốp để đảm bảo tình trạng tốt nhất trước mỗi chuyến đi, để hạn chế nguy cơ nổ lốp khi đang di chuyển.
Bên cạnh đó, chi tiết cần gạt nước tưởng như chẳng có gì quan trọng nhưng trong những lúc trời mưa cần dung đến thì đó là một vấn đề lớn, chẳng ai muốn nước mưa bám đầy trên kính lái khi đang di chuyển. Nếu không chịu khó kiểm tra, khi sử dụng lâu ngày thì chi tiết của cần gạt mưa (hay còn gọi lưỡi gà hay “lá lúa”) sẽ mòn, hoặc bị chai cứng không giảm khả năng gạt, đẩy nước khỏi kính lái, hay tệ hơn là tiếng kêu “kẹt,kẹt”, do ma sát giữa lá lúa với kính lái gây khó chịu với người lái và hành khách.