Ô tô - Xe máy

11 cách xử trí khi lái ô tô bị mất phanh

08:09, 30/06/2017 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN
Mất phanh là một trong những sự cố nguy hiểm nhất trong khi lái xe, đòi hòi người lái phải có từng bước xử lý bình tĩnh, nhanh và chính xác để giữ an toàn cho mình và người khác.

Mất phanh? Chắc chắn là tình huống mà không một ai muốn xảy ra trong đời mình. Nhưng nếu điều này xảy ra thì liệu ta nên xử lý sao cho đúng? Phòng bệnh hơn chữa bệnh – trang bị kiến thức về an toàn cho bản thân và gia đình thì chưa bao giờ là thừa thãi cả.

Giả sử tình huống xe đang đi trên đường cao tốc, có chướng ngại vật phía trước và bạn đạp phanh giảm tốc độ, nhưng không có điều gì xảy ra cả. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm sao để có thể dừng xe theo cách an toàn nhất.

1. Giữ bình tĩnh

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 1.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần phải làm đó chính là không được hoảng sợ. Phải giữ bình tĩnh hết sức có thể, hãy quan sát xung quanh, ghi nhớ hình ảnh để tiện phán đoán và xử lý tình huống cho những giây tiếp theo của quá trình dừng xe. 

2. Nhấc chân khỏi chân ga và tắt kiểm soát hành trình – Cruise control (nếu có)

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 2.

Hệ thống kiểm soát hành trình là một chức năng rất hữu ích khi đi đường cao tốc, giúp bạn kiểm soát được tốc độ và lái xe nhàn hạ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi rơi vào tình huống nguy hiểm mà đặc biệt là mất phanh thì chúng ta nên tắt nó ngay. Mặc dù thông thường, khi đạp chân vào phanh thì chế độ Cruise control sẽ tự tắt nhưng không có gì đảm bảo ở tình huống mất phanh. Cẩn tắc vô áy náy, hãy chắc chắn rằng Cruise control đã được vô hiệu hóa. 

 3. Đạp phanh nhiều lần

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 3.

Hãy đạp thử phanh lần nữa và cảm nhận bàn đạp phanh xem thế nào, nếu đạp phanh mà bàn đạp bị cứng, không thể đạp hết hay đạp sâu phanh thì rất có thể có một vật gì đó như là chai nước, hay vỏ hộp vô tình rơi vào phần bàn đạp, hay vướng thảm sàn như trường hợp Toyota trước đây, khiến bạn không thể phanh. Việc đơn giản đó là hãy dùng chân đá chướng ngại vật ấy ra và xe lại trở lại bình thường.

Ở trường hợp xấu hơn, bạn đạp vào phanh và thấy phanh mềm mại, và có thể đạp hết phanh thì có thể dầu phanh đang ở mức rất thấp, xi-lanh chính bị lỗi điều này có thể xảy ra trên cả phanh tang trống (drums brakes) và phanh đĩa (calipers brakes). Bạn có thể nạp thêm áp suất cho phanh bằng cách đạp đi đạp lại bàn đạp phanh nhiều lần.

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 4.

4. Chuyển về số thấp 

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 5.

Bằng cách chuyển số về số cấp thấp, sẽ làm cho chiếc xe giảm tốc độ thông qua động cơ. Nếu bạn chạy xe số tự động, hãy chuyển cần số về số M, chỉnh số bằng tay bằng cách di chuyển cần số cộng (+) và trừ (-). Hoặc nếu như xe bạn không có chế độ bán tự động thì hãy đưa cần số về vị trí số 3-2-1 dần dần tùy theo tốc độ của xe hoặc số L tùy vào xe của bạn.

Nếu bạn đang điều khiển xe số sàn, bạn có thể giảm từ 1 cấp số hoặc 2 cấp số cùng một lúc, bạn sẽ cảm nhận chiếc xe đang được hãm lại, và tiếp túc giảm số đến mức số thấp nhất có thể. Lưu ý, trừ khi bạn cần phải giảm tốc độ xe ngay lập tức thì đừng giảm số quá nhanh, việc giảm ngay về cấp số thấp như số 2 hoặc 1 sẽ rất dễ khiến cho bạn mất kiểm soát chiếc xe. 

5. Sử dụng phanh khẩn cấp 

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 6.

Sử dụng hệ thống phanh khẩn cấp hay phanh tay có thể giúp bạn dừng chiếc xe lại, tuy nhiên nó sẽ tốn thời gian lâu hơn bình thường bởi lẽ loại phanh này chỉ hãm 2 bánh sau của xe. Sử dụng phanh khẩn cấp một cách chậm rãi và thật điềm tĩnh. Phanh khẩn cấp có thể sẽ khóa cứng bánh xe lại nếu dùng phanh quá mạnh hoặc quá nhanh, đặc biệt là ở tốc độ cao điều nãy dẫn đến việc mất kiểm soát phương tiện.

- Nếu bạn cảm thấy hoặc nghe thấy bánh đang bị khóa, hãy nhả ngược lại chiều của phanh khẩn cấp và giữ nguyên vị trí đó. Với loại xe có phanh điện tử, để phanh chiếc xe bằng hệ thống phanh khẩn cấp, bạn cần sử dụng nút phanh điện tử 3 lần (để cho phép kiểm soát chiếc xe đi chậm lại) và sau đó sử dụng thêm 1 hoặc 2 lần nữa (để giúp chiếc xe dừng hẳn lại).

6. Chú ý quan sát và đánh lái 

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 7.

Bằng cách quan sát các phương tiện trước mặt, bạn sẽ chủ động tránh được những tai nạn không đáng có – có thể xảy ra từ người đi bộ, những chướng ngại vật nguy hiểm khác. 

7. Cảnh báo cho người khác biết 

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 8.

Ngay lập tức hay bật đèn báo nguy hiểm lên cho người khác có thể nhìn ra bạn. Bằng việc thông báo nguy hiểm, các xe khác hoặc người đi bộ có thể chủ động tránh xe bạn từ xa, giảm thiểu tối đa thương vong. Đồng thời mở tất cả cửa sổ trên xe ra, sức cản của gió sẽ làm xe bạn chậm lại và đương nhiên, điều này cũng giúp bạn có thể giao tiếp bằng cách hét lên cho các xe khác tránh xa xe bạn ra. 

 9. Quan sát khoảng trống, đánh lái sang hai bên

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 9.

Hãy quan sát 2 bên xe của bạn, nếu có khoảng trống thì hãy di chuyển chiếc của mình sang bên an toàn. Việc đánh lái làm tăng lực ma sát và tăng quãng đường đi, giúp xe bạn chậm lại theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý là không được chuyển làn khi đang chạy ở tốc độ cao, rất dễ mất kiểm soát xe. 

 10. Sử dụng các vật cản xung quanh 

Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? - Ảnh 10.

Nếu tất cả những biện pháp trên không thể giúp bạn dừng xe, hoặc bạn cần phải dừng xe thật nhanh thì đây là thứ bạn cần:

- Sử dụng địa hình như là một lợi thế. Dĩ nhiên, theo quán tính, xe đi lên dốc xe bị chậm lại, vậy hãy tìm bất kỳ một cái dốc đi nào mà bạn nghĩ rằng mình có thể đi và đưa chiếc xe lên đó. Nếu điều này không thể giúp xe bạn ngừng hẳn lại, hãy chuẩn bị tinh thần để chuyển hộp số về số lùi hoặc sử dụng phanh khẩn cấp vào thời điểm thích hợp.

- Sử dụng dải phân cách để làm giảm tốc độ xe. Các bộ phận xi măng của dải phhân cách cố định được thiết kế hình quả lê, nghĩa là bành ra ở phía dưới, bằng cách đưa bánh (cao su) vào ma sát với thành của dải phân cách sẽ làm chậm lại đáng kể chiếc xe mà không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác như thân, vỏ xe.

- Sử dụng lực ma sát. Hãy cố gắng đưa xe vào vùng có cát hoặc bụi, những thứ này thường nằm ngay bên phải lề đường của bạn. Hoặc bạn cũng có thể cho xe tiếp xúc với vách sỏi hoặc cỏ dại trên đường.

- Đâm vào đuôi xe khác. Mặc dù không phải là lựa chọn được ưu tiên, nhưng nó vẫn là một trong những cách để làm chậm chiếc xe lại. Nếu các bạn còn nhớ, thì trường hợp xe khách mất phanh trên đèo Bảo Lộc, tài xế xe tải đã dùng chính cách này và đã cứu được cả xe an toàn. 

Nếu bạn chọn cách này, hãy cố gắng làm cách nào đó báo với người lái phía trước bằng cách bấm còi báo cho họ biết. Hãy cố gắng tìm một chiếc xe đang chạy cùng tốc độ với xe của bạn (việc va chạm với phương tiện chạy chậm hơn hoặc đang đỗ có thể sẽ dừng xe của bạn được nhưng điều sẽ làm va chạm trở nên mạnh hơn) hãy cố gắng để va chạm được vuông góc nhất với phần sau của chiếc xe mà bạn định đâm. Hãy cố gắng làm việc này cẩn thận nhất có thể, đừng đâm quá mạnh, đừng để túi khí phải bung ra.

 11. Tìm một điểm an toàn để húc xe vào 

Hãy tìm một khu an toàn ở đoạn đường phía trước và đánh xe vào đó khi bạn sẵn sàng cho chiếc xe dừng hẳn. Còn nếu không, hãy tìm đến một khoảng không gian mở nơi mà bạn có thể cho xe băng qua mà không đâm phải bất kỳ vật gì.

- Nếu tất cả lựa chọn thất bại, hãy chuẩn bị kế hoạch cho vụ va chạm. Phương pháp an toàn nhất là tìm một bụi cây và điều khiển chiếc xe chạy qua nó. Ma sát sẽ làm giảm đáng kể tốc độ và khiến xe dừng lại. Nếu không có bụi cây thì hãy đưa xe vào vùng có cỏ mọc cao và um tùm cũng giúp xe dừng lại. Cuối cùng, nếu không còn cách nào khác, hãy đi vào cát, cát là thứ không ổn định và chắc chắn sẽ làm dừng xe bạn lại, đặc biệt là cát ướt. 

 

TH

Các tin khác