Ô tô - Xe máy

Phân biệt mũ bảo hiểm thật, giả

Bắt đầu xử phạt mũ bảo hiểm giả từ hôm nay (1/7/2014)

10:56, 01/07/2014 (GMT+7)

Cách đơn giản nhất để phân biệt mũ thật mũ giả là mũ thật sẽ được dán tem CR còn mũ giả thì không có.

Kể từ ngày 1/7/2014, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ xử phạt người điều khiển mô-tô, xe máy, xe máy điện tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mũ không đúng quy cách và mũ bảo hiểm không dành cho các loại phương tiện trên theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP.. Mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Điểm mới nhất ở đây là việc lực lượng này sẽ xử lý cả những người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Đó là những mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận bao gồm vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ.

Mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các đường phố

Dạo quanh thị trường mũ bảo hiểm ở Hà Nội, Autocar Vietnam ghi nhận nhiều chủ cửa hàng và cả người tham gia giao thông chưa hề biết quy định này. Chính sách cũng đã được các cơ quan công quyền nhà nước ban hành, còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc xử phạt này từ phía công luận. Nhưng thiết nghĩ, mỗi người dân hãy tự biết lo cho bản thân của mình trước bằng cách sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn (mũ thật), tránh việc sử dụng mũ giả, kém chất lượng rồi khi xẩy ra tai nạn mới hối tiếc. Autocar Vietnam nêu ra một số đặc điểm để phân biệt mũ giả, mũ thật.

Mũ bảo hiểm thật/đạt chất lượng Mũ bảo hiểm giả/kém chất lượng
+ Quan sát bề ngoài, mũ bảo hiểm giả thường sẽ không có tem chuẩn CR, không có nhãn hàng hóa hoặc có thì cũng không sắc nét, in bị nhòe, bề mặt ngoài của mũ không thực sự trơn tru, dễ trầy xước, lớp sơn dễ bong tróc. Cảm giác đầu tiên khi cầm mũ thật là rất chắc chắn, các chi tiết sắc nét, khi đội ôm đầu và khá thoải mái. Có dán tem hợp quy CR, đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, lô gô được dập ở hầu hết các chi tiết của mũ như vỏ, lớp xốp, quai mũ.
 Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt…)  Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, nhựa ABS, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theo những kiểu truyền thống.
 Lõi xốp phía trong mũ mỏng và mềm, ấn tay vào bị lún, dễ dàng tháo rời khỏi mũ. Một số loại không có lõi xốp mà chỉ có lớp vải mỏng bên trong.  Lõi xốp dày dặn và chắc chắn, không bị lún khi ấn ngón tay vào, thường được dán chắc chắn với vỏ mũ.
 Dây mũ mỏng, dễ bị dãn khi kéo căng, dễ đứt, khóa mũ làm bằng nhựa kém chất lượng nên dễ gãy sau vài lần sử dụng, khi kéo căng quai có thể bị bung ra khỏi mũ.  Dây quai có nhiều lớp, chắc chắn, chịu lực kéo rất tốt. Khóa mũ và các đai nhựa giữ dây mũ được sản xuất từ nhựa tốt, khi cài và điều chỉnh thì mũ rất ôm vào đầu, một số mũ có thêm miếng cao su ở dưới cằm.
 Thường thì các loại mũ giả tập trung vào dạng lưỡi trai hoặc nửa đầu mà ít khi có mũ cả đầu hoặc mũ loại 3/4. Được bày bán tràn lan ở các vỉa hè, cửa hàng nhỏ hoặc chợ.  Mũ bảo hiểm thật thường ít có các kiểu mũ thời trang mà chủ yếu tập trung vào loại nửa đầu, 3/4 hoặc cả đầu (full-face). Thường được bày bán trong các cửa hàng có địa chỉ cụ thể, có chế độ bảo hành và cam kết của nhà sản xuất.
  Một số mũ bảo hiểm giả có thêm lớp kính chắn gió, tuy nhiên kính thường mờ, chất liệu làm kính khá giòn và dễ gãy, khớp nối kinh với mũ không chắc chắn.  Mũ bảo hiểm thật loại có kính chắn gió thì kính sẽ trong, dẻo, có thể chịu uốn cong hoặc thậm chí là chịu được lực dẫm đạp. Khới nối với mũ chắc chắn, gió mạnh cũng khó làm bật kính.
 Giá bán thường rất rẻ, từ vài chục ngàn đến dưới 100 ngàn đồng  Giá bán thường cao hơn, khoảng trên 100 ngàn đồng đến cả triệu đồng.

 

Mũ bảo hiểm kém chất lượng thì dễ dàng tách lớp xốp ra khỏi mũ

 

Mũ bảo hiểm đạt chất lượng có lớp xốp dày, thường được gắn chặt với vỏ mũ

 

Mũ bảo hiểm đạt chất lượng thường được dán đầy đủ thông tin nhà sản xuất, loại mũ, và tem hợp quy CR

 

Một số loại mũ bảo hiểm nhái kiểu dáng hoặc dùng cho xe đạp vẫn được người lái xe máy, mô-tô sử dụng

 

Đây là những loại mũ bảo hiểm dành cho xe đạp, bạn sẽ bị phạt nếu đi xe máy, mô-tô mà đội mũ này

 

Tốt nhất, nên đội các loại mũ bảo hiểm 3/4 hoặc cả đầu (full-face) khi điều khiển mô-tô, xe gắn máy

Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân và những người trong gia đình cũng như thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, hãy đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng.

TH

Các tin khác