Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201806/phat-huy-the-manh-trong-san-xuat-nong-nghiep-cong-nghe-cao-799358/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201806/phat-huy-the-manh-trong-san-xuat-nong-nghiep-cong-nghe-cao-799358/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 14/06/2018, 08:02 [GMT+7]

Phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

(Congannghean.vn)-Phát triển nông nghiệp sạch đang được xem là xu thế chung của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lợi nhuận, nhu cầu tiêu dùng của người dân đặt ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, chủ động trong tìm kiếm thị trường, ổn định đầu ra và khẳng định thương hiệu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Mong muốn của người dân là tìm được nguồn đầu ra ổn định cho sản phẩm
Mong muốn của người dân là tìm được nguồn đầu ra ổn định cho sản phẩm

Trong vài năm trở lại đây, tại TP Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung, những hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh xuất hiện ngày một nhiều. Đó là tất yếu của việc đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch của người dân ngày càng cao.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, hiện nay đã có rất nhiều HTX mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp như: HTX rau củ quả an toàn Nam Anh, HTX nuôi dịch vụ giống bò sữa chất lượng xã Nghĩa Hoàn, HTX nông nghiệp sạch bưởi hồng Quang Tiến, HTX nông nghiệp cây ăn quả 1-5. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Hầu hết mới ứng dụng từng khâu chưa đạt chuỗi. Lĩnh vực lâm nghiệp và diêm nghiệp vẫn còn khá ít.

Sau thời gian sản xuất theo phương thức cũ, người dân đã bước đầu thấy hiệu quả rõ rệt khi sản xuất rau áp dụng tiến bộ KHKT. Tuy nhiên, việc duy trì những quy trình canh tác tiên tiến vẫn còn là “bài toán” hóc búa với nhiều doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, giá cả của sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) cũng chưa cạnh tranh được với sản phẩm thông thường. Do đó, sản phẩm NNCNC có giá cao hơn 5 - 6 lần so với mức rau sản xuất thông thường.

Hiện nay, để khuyến khích sản xuất NNCNC, Chính phủ có chủ trương dành gói tín dụng 100 nghìn tỉ đồng cho phát triển NNCNC theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Trong đó, nhiều mô hình, HTX đã mạnh dạn có bước đi mới. Điển hình như tại TP Vinh, để cung ứng rau củ quả cho thành phố, các xã vùng ngoại thành như Nghi Liên, Nghi Đức, Nghi Kim… đã mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ KHKT.

Tại xã Nghi Liên, từ đầu năm 2016, UBND xã đã thành lập 2 tổ sản xuất. Trong đó, mô hình sản xuất rau an toàn có sự tham gia của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ kỹ thuật tích cực của Tổ chức Jica Nhật Bản. Sau gần 2 năm thành lập, tổ sản xuất đã phát huy được hiệu quả trong việc cung ứng sản phẩm cho thị trường, tạo thu nhập ổn định cho người lao động và bước đầu giải quyết được khâu khó khăn, nhất là bao tiêu sản phẩm.

Từ hiệu quả đó, theo chủ trương của UBND TP Vinh, UBND xã Nghi Liên thành lập HTX nông nghiệp xanh Hồng Phong với mục đích sản xuất rau an toàn, phục vụ cho bà con nhân dân. Thành viên HTX bao gồm các hộ nông dân có đất hoặc thuê đất trực tiếp sản xuất tại khu quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và các doanh nghiệp tham gia. Đây được xem là bước đi nỗ lực để phát triển thế mạnh nông nghiệp sạch, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.

Có một thực tế rằng, từ việc phát triển sản xuất nông sản sạch có sự liên kết với các doanh nghiệp sẽ từng bước xây dựng chủ thể thực sự của người dân làm chủ ruộng đồng. Người dân sẽ được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình vận hành, hoạt động của các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ đó, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, vận hành doanh nghiệp nông nghiệp, làm chủ kỹ thuật ứng dụng công nghệ. Đây chính là cơ sở hình thành lớp nông dân mới, có tri thức, làm chủ công nghệ, biết quản lý và vận hành hoạt động sản xuất NNCNC.

.

Tuệ Trang

.