Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201801/trung-quoc-nhan-ban-thanh-cong-khi-tien-gan-toi-nhan-ban-nguoi-778098/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201801/trung-quoc-nhan-ban-thanh-cong-khi-tien-gan-toi-nhan-ban-nguoi-778098/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trung Quốc nhân bản thành công khỉ, tiến gần tới nhân bản người - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 25/01/2018, 09:27 [GMT+7]

Trung Quốc nhân bản thành công khỉ, tiến gần tới nhân bản người

Bấm Play để xem video. Nguồn: Youtube 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một loài linh trưởng gần gũi về gene với người được nhân bản thành công.

Chú khỉ đuôi dài tên Trung Trung và Hoa Hoa đã được sinh ra cách đây lần lượt 8 và 6 tuần tại một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Điều đặc biệt là hai chú khỉ này là cặp linh trưởng đầu tiên ra đời nhờ phương pháp chuyển DNA, giống trường hợp chú cừu vô tính Dolly năm 1997.

Chú khỉ Hoa Hoa ra đời cách đây 6 tuần.
Chú khỉ Hoa Hoa ra đời cách đây 6 tuần.

Thành công của các nhà khoa học Trung Quốc đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực nhân bản, tuy nhiên cũng dấy lên nhiều nghi ngờ về tính đạo đức. Nhiều chuyên gia cho rằng kĩ thuật này có thể dùng để nhân bản người.

Các nhà khoa học khẳng định, thành công của nghiên cứu sẽ giúp họ tìm ra cách chữa các bệnh hiểm nghèo hiện nay của con người. Năm 1999, một chú khỉ tên Tetra cũng ra đời vô tính nhưng bằng phương pháp đơn giản hơn là tách phôi. Kĩ thuật áp dụng lên hai chú khỉ Trung Trung và Hoa Hoa là công nghệ chuyển tế bào lõi (SCNT).

Sau khi chú cừu Dolly ra đời ở Scotland hơn 20 năm trước, nhiều loài động vật có vú khác cũng ra đời bằng phương pháp SCNT. Phương pháp này sẽ đưa một đoạn mã DNA trung tâm vào trứng rồi nuôi dưỡng thành phôi. Các loài từng được nhân bản vô tính gồm cừu, lợn, chó, mèo, chuột.

Tác giả công trình này là tiến sĩ Qiang Sun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng tại Thượng Hải. Ông Sun hy vọng các bệnh hiểm nghèo như ung thư sẽ được chữa trị trong thời gian tới nhờ nghiên cứu các loài linh trưởng nhân bản vô tính.

 

.

TH