Ở Trung Quốc, việc các công ty đi ăn cắp ý tưởng là "không thành vấn đề", thậm chí công ty nào không đi "vay mượn ý tưởng", công ty đó chấp nhận bị tụt hậu.
Nhái. Đó là một từ được dùng cho các công ty công nghệ Trung Quốc trong suốt một thập kỷ qua. Trong cuốn sách “Trung Quốc trong 10 từ” của tác giả Yua Hua, một từ được nhắc đến nhiều nhất và quan trọng nhất đó là “nhái”.
Ảnh minh họa |
Một đoạn trong quyển sách có viết: “Ngay sau khi một chiếc điện thoại di động nhái làm mưa làm gió tại Trung Quốc, những chiếc camera kỹ thuật số nhái, máy MP3 nhái, máy game console nhái, những sản phẩm ăn cắp bản quyền và bắt chước ồ ạt ra đời. Những thương hiệu nhái nhanh chóng mở rộng sang các sản phẩm như mỳ tôm, soda, sữa, thuốc, chất tẩy rửa, giày thể thao và từ ‘nhái’ đã xâm nhập sâu sắc vào từng lĩnh vực cuộc sống của người dân Trung Quốc”.
Rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốc nhái lại các sản phẩm, thương hiệu của nước ngoài và các công ty trong nước cũng tự nhái lại nhau.
Nhưng vì sao những công ty này lại làm vậy?
Lo ngại rủi ro là một lý do được đưa ra. “Vấn đề không phải là ai làm trước, mà vấn đề là ai làm giỏi nhất”, điều này đúng với hầu hết mọi thị trường công nghệ và còn chính xác hơn khi nói đến thị trường Trung Quốc.
Tại một quốc gia có đông startup như Trung Quốc, trở thành “người đầu tiên” gần như chẳng đồng nghĩa với một lợi thế cạnh tranh lớn nào. Nếu một công ty khác đang chuẩn bị tung ra cùng ý tưởng với công ty của bạn và thậm chí sau bạn một vài tháng, ai làm tốt hơn người đó mới chiến thắng.
Trên thực tế, tại Trung Quốc, trở thành người đầu tiên có thể lại là một bất lợi. Có thể lấy Fanfou, dịch vụ tiểu blog (microblogging) lớn đầu tiên tại Trung Quốc làm ví dụ. Họ đã đánh bại tất cả các đối thủ lớn trong nước và nước ngoài tại thị trường Trung Quốc, nhưng chính phủ lại lo ngại rằng những tiểu blog này sẽ là nguy cơ tuyên truyền các nội dung thù địch. Kết quả là Fanfou bị đóng cửa.
Điều này đã tạo cơ hội cho những ông lớn công nghệ khác như Sina và Tencent triển khai xây dựng các dịch vụ tiểu blog riêng, đồng thời cũng biết cách “vỗ về”, làm dịu đi mối quan ngại của chính phủ. Một thời gian sau, khi các quy định đã rõ ràng, Fanfou cuối cùng cũng được phép mở cửa trở lại, nhưng mọi sự đã quá muộn. Đối thủ của hãng đã tung ra các dịch vụ vượt trội hơn, ví dụ như Sina Weibo.
Ảnh minh họa |
Trở thành người đầu tiên ở bất cứ lĩnh vực công nghệ mới nào tại Trung Quốc cũng chẳng khác gì “tự thắt cổ mình”. Bởi chẳng ai biết người tiêu dùng sẽ phản hồi thế nào, hay chính phủ muốn quản lý lĩnh vực đó ra sao. Chờ đợi và sao chép kết quả của một kẻ khác nhưng làm tốt hơn thường là một con đường an toàn và thành công hơn. Bạn không chỉ tránh được những nguy cơ mà lại còn có thể tự do lặp lại ý tưởng bạn đã biết rõ là nó thành công như thế nào.
Các doanh nghiệp Trung Quốc phải sao chép các công ty châu Âu, bởi họ biết rằng ý tưởng đó sẽ thành công. Nhìn vào thành công của các công ty công nghệ Mỹ giống như bạn đang nhìn vào tương lai của Trung Quốc. Một mô hình đã thành công tại Mỹ rất có thể sẽ thành công tại Trung Quốc trong một vài năm sau.
Và vì thế chẳng tội gì các công ty Trung Quốc không đi đạo nhái khi quả cầu thủy tinh báo trước tương lai đã bảo họ rằng: thành công là con đường đó, chỉ cần chờ đợi vài ba năm nữa thôi. Công ty Trung Quốc nào từ chối việc “sao chép” thường là những công ty bị tụt hậu.
Trung Quốc không xấu hổ khi đi “ăn cắp ý tưởng”. Việc sao chép sản phẩm, công nghệ của công ty khác tại Trung Quốc ít rủi ro hơn so với hành động tương tự tại Mỹ. Bởi “nhà nhà sao chép, người người sao chép” nên việc sao chép ở Trung Quốc cũng không bị kỳ thị ghê gớm. Ngoài ra, luật sở hữu trí tuệ tại châu Âu lại chẳng thể áp dụng tại Trung Quốc, thế nên...tội gì mà không ăn cắp, không "nhái".
Hậu quả đắng của việc sao chép
Hành vi “vay mượn ý tưởng” của Trung Quốc cũng gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế đất nước. Hai trong số những nguy cơ khi trở thành đối tác của Trung Quốc bao gồm có lừa đảo người nước ngoài và chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ. Tại Trung Quốc, ăn cắp sở hữu trí tuệ của một công ty nước ngoài được coi là “không sao cả”.
Một cửa hàng Apple nhái ở Trung Quốc |
Trên thực tế, các chuyên gia an ninh sẽ nói với bạn rằng Trung Quốc đại lục chẳng sợ những nguy cơ về uy tín cá nhân khi thực hiện cách hành vị bẩn. Và thậm chí, các chủ quan lý của Trung Quốc còn đánh giá cao những nhân viên mới nếu họ sở hữu tài sản trí tuệ nào của nước ngoài, dù sự sở hữu đó là do hành vi đánh cắp mà ra.
Hành vi “vay mượn ý tưởng” của Trung Quốc cũng gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế đất nước. Các công ty nước ngoài e dè khi rót vốn vào Trung Quốc. Một số công ty còn sẵn sàng rời bỏ Trung Quốc, bởi họ lo ngại bị đánh cắp tài sản trí tuệ. Hơn thế nữa, không ít công ty còn không muốn đem đến những tài sản nhạy cảm về sở hữu trí tuệ tới Trung Quốc.
Cải tiến và sáng tạo không phải là phần thưởng trong lĩnh vực thương mại và giáo dục tại Trung Quốc, họ chỉ chú trọng vào các hoạt động kiếm ra tiền nhanh chóng và học vẹt mà thôi. Giành được sử ủng hộ của các nhà cầm quyền là con đường ngắn nhất để kiếm được lợi nhuận. Lối tư duy đóng cùng với chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ giết chết những đột phá và bóp nghẹt mọi suy nghĩ sáng tạo trên toàn nước Trung Hoa. Nếu chỉ dựa trên những ý tưởng đi vay mượn, Trung Quốc sẽ không bao giờ tạo ra thứ sản phẩm mà cả thế giới cần và muốn.
Dùng từ “sao chép” cũng không đúng hoàn toàn
Cái thời các công ty Trung Quốc thẳng thừng sao chép lại các công ty nước ngoài đã qua. Người sử dụng tại Trung Quốc có thói quen và sở thích khác so với người châu Âu. Ngày nay một doanh nghiệp Trung Quốc có thể được truyền cảm hứng bởi một doanh nghiệp nước ngoài nhưng để “sao chép” một ý tưởng về Trung Quốc và tạo nên thành công, công ty đó chắc chắn phải thay đổi chút ít để phù hợp với thị hiếu trong nước.
Như đã nói ở trên, thời kỳ các công ty Trung Quốc bê nguyên ý tưởng của nước ngoài về áp dụng trong thị trường trong nước đã qua. Trong những ngày đầu của sự phát triển công nghệ tại Trung Quốc, bạn có thể sao chép trực tiếp dịch vụ, sản phẩm của các công ty châu Âu sau đó ung dung hưởng lợi, bởi không hề có sự cạnh tranh trực tiếp nào trong nước. Nhưng những ngày đó đã kết thúc.
Vấn đề bây giờ là cách thức thực hiện. Bởi thị trường Trung Quốc rất khác biệt, bất cứ ai sao chép trực tiếp cách tiến hành một ý tưởng từ một công ty nước ngoài cũng sẽ đều bị đè bẹp bởi các đối thủ trong nước khác nếu những đối thủ này đã lấy ý tưởng đó nhưng thực hiện nó một cách tốt hơn.
Nói Trung Quốc “sao chép” là không hoàn toàn đúng. Các công ty Trung Quốc vẫn thực sự lấy cảm hứng từ thành công của các công ty công nghệ khác nhưng làm thế nào để đưa sản phẩm đó về thị trường trong nước thành công cũng đòi hỏi sự thay đổi mang tính cấp tiến và sáng tạo.
Ví dụ như Sina Weibo khi mới ra đời thường bị gọi là “bản nhái” của Twitter, nhưng trên thực tế sản phẩm này khá khác so với “bản gốc” và nó đã đưa các tiểu blog lên một tầm mới. WeChat thực sự là một mạng xã hội sáng tạo và mang nguồn gốc Trung Hoa, thu hút hàng triệu người sử dụng bên ngoài Trung Quốc. Lenovo cũng thể hiện rằng một công ty Trung Quốc cũng có thể tạo nên những công nghệ mới, những sản phẩm cao cấp với chiến lược marketing hiệu quả và thông minh.
Bản copy sẽ không bào giờ nét bằng bản gốc
Mỹ và châu Âu đã có mua sắm trực tuyến, video và công cụ tìm kiếm từ cách đây nhiều năm. Sao chép và vay mượn ý tưởng giúp rút ngắn thời gian tung ra một sản phẩm mới nhưng xói mòn sự cạnh tranh của Trung Quốc. Đánh cắp sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích khổng lồ cho các công ty tron nước, nhưng nó làm què quặt khả năng phát triển lên một phiên bản mới hoặc tạo ra đột phá mới.
Hãy cứ nhìn vào hầu hết những đột phá công nghệ quan trọng trong phần cứng, phần mềm và internet. Không phải kiêu ngạo hay phi thực tế, nhưng có rất ít trong số này được tạo ra bên ngoài nước Mỹ. Các ông trùm công nghệ Trung và các doanh nhân Quốc nên nghĩ lý do để lý giải cho điều này.