Hồi 26/4/1986, một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô, phát ra lượng phóng xạ gấp 10 lần so với quả bom tại Hiroshima. Vụ nổ đã giải phóng khí và bụi phóng xạ vào trong không khí, gió đã đưa nó đi khắp các khu vực trung tâm và phía nam châu Âu.
31 người đã chết ngay lập tức trong vụ nổ và số lượng người bị ảnh hưởng dài hạn bởi nhiễm phóng xạ là không kể xiết. Khu vực bán kính 30 km xung quanh nhà máy Chernobyl đã trở thành Vùng hạt nhân và 350.000 người đã buộc phải di tản đi nơi khác để tránh bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng nhất là Pripyat, Ukraine đã bị bỏ hoang từ đó đến nay. Bên dưới đây là những hình ảnh mới nhất về khu vực này.
Vụ nổ được xác định là có 2 nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất là một khuyết điểm nghiêm trọng trong kết cấu xây dựng của nhà máy và theo nhà vật lý người Mỹ từng nhận được giải Nobel Hans Bethe thì đó là "sự bất ổn ngay bên trong nhà máy."
Vào thời điểm xảy ra thảm họa, nhà máy điện này đang có 4 lò phản ứng 1000 MW và 2 lò khác đang được xây dựng.
Một trong số nhiều vấn đề dẫn tới sự cố chính là các yếu kém trong cấu trúc được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông nhưng không có gia cố bằng thép. Ảnh trên là một chiếc nôi của em bé trong một tòa nhà tại ngôi làng Zalesye.
Trên đây là nguyên nhân sâu xa, còn trực tiếp dẫn tới vụ nổ là do một thử nghiệm kỹ thuật điện đã đi chệch hướng.
Các kỹ sư muốn thử nghiệm rằng liệu họ có thể lấy dòng điện từ tua bin của máy phát do chúng vẫn còn quay bởi quán tính mặc dù lò phàn ứng đã tắt hay không.
Để tiến hành thử nghiệm, họ cần phải tắt nhiều trạm tự động kiểm soát độ an toàn của nhà máy, đồng thời phải rút phần lớn các thanh điều khiển vốn được dùng để hấp thụ nơ tron, kiềm hãm phản ứng dây chuyền.
Bằng cách này, các kỹ sư đã làm mức năng lượng của lò giảm xuống quá nhanh.
Sai lầm nghiêm trọng này đã dẫn tới một chuỗi các phá hủy, cuối cùng là dẫn tới vụ nổ toàn bộ nhà máy phản ứng hạt nhân.
Các mảnh vụn kim loại bốc cháy và được gió đẩy đi, đốt cháy bất cứ thứ gì khi nó chạm tới. Mặt khác, mức độ phóng xạ độc hại đã khiến chính quyền tuyên bố lệnh cấm xâm nhập vĩnh viễn đối với toàn khu vực Chernobyl.
Cách đó khoảng 1,5km là thành phố Pripyat, nơi sinh sống chủ yếu của công nhân nhà máy và gia đình của họ.
Một ngày sau vụ nổ, tức là 27/4, công dân thành phố này được lệnh di tản khẩn cấp, rất nhiều thứ bị bỏ lại do không còn thời gian.
Ngày nay để đi vào thành phố, du khách phải đi qua một khu vực kiểm soát an ninh, phải được cấp quyền xâm nhập và phải có một người hướng dẫn đi kèm.
Ở rất nhiều nơi, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy những chiếc mặt nạ phòng độc, thí dụ như trong một nhà trẻ trong hình.
Quốc huy Liên Xô cũ trên một tòa nhà bỏ hoang thuộc thành phố Pripyat.
Người ta cho biết mặc dù không còn bất cứ ai sống ở Chernobyl, nhưng một số loài động vật vẫn sống ở vùng gần khu vực xảy ra thảm họa.
Nước, đất đai và không khí tại Chernobyl vẫn còn lượng phóng xạ rất lớn. Tình trạng này gần như là vĩnh viễn bởi nói một cách đơn giản, chu kỳ bán rã của Uranium 235 là khoảng 760 triệu năm, nghĩa là sau ngần ấy năm nó mới còn 1 nửa.
Người ta ước tính rằng đã có tổng cộng 100.000 tới 400.000 người có thể tử vong vì các tình trạng sức khỏe có nguyên nhân trực tiếp do sự cố ở Chernobyl.
.