Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201406/phat-hien-bien-khong-lo-trong-long-trai-dat-497100/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201406/phat-hien-bien-khong-lo-trong-long-trai-dat-497100/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phát hiện biển khổng lồ trong lòng trái đất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 16/06/2014, 15:01 [GMT+7]

Phát hiện biển khổng lồ trong lòng trái đất

Theo chuyên gia địa chất Steven Jacobson và cộng sự tại ĐH Northwestern ở TP Evanston, bang Illinois, biển nói trên nằm sâu khoảng 700 km, bên trong lớp đá xanh gọi là ringwoodite – lớp đá nóng giữa phần mặt và lõi trái đất.

Graham Pearson đang cầm trên tay mẫu đá “ringwoodite” tìm được.

Theo ông Graham Pearson – trưởng đoàn nghiên cứu của Trường Đại học Alberta, Canada cho biết: “Mẫu chất khoáng này thực sự đã cung cấp một bằng chứng cực kỳ quan trọng khẳng định rằng có nhiều khả năng biển nước tồn tại dưới lòng đất là có thật. Khu vực đặc biệt đó trong lòng đất có thể chứa một lượng nước bằng lượng nước của các lục địa trên trái đất cộng lại”.

Tên gọi “Ringwoodite” được đặt theo tên của nhà địa chất học người Úc Ted Ringwood khi ông đưa ra giả thuyết cho rằng một khoáng chất đặc biệt được hình thành trong vùng giao thoa giữa lớp trên và lớp dưới vỏ Trái đất bởi lẽ ở đó có nhiệt độ và áp suất cực lớn. Mẫu khoáng chất này là mục tiêu săn lùng của các nhà khoa học trong một thời gian dài. Nó có thể giải mã điều tranh luận lâu nay về vấn đề; tại khu vực giao thoa có nước hay không có nước?

Tuy nhiên cho đến thời điểm này, “ringwoodite” chỉ được phát hiện thấy trong các khối thiên thạch. Các nhà địa chất học chưa thể khai thác đủ sâu để có thể tìm thấy một số mẫu tồn tại trên Trái đất.

Đá ringwoodite xanh.

Phát hiện này làm rõ thêm nguồn gốc của nước trên trái đất. Nhiều nhà địa chất cho rằng sự hiện hữu của nước là do các sao chổi va vào trái đất nhưng khám phá mới này củng cố giả thuyết khác cho rằng nước ở các đại dương phát xuất từ sự rò rỉ từ bên trong.

Khối nước khổng lồ bên trong cũng có thể đã đóng vai trò như tầng đệm cho các đại dương ở bề mặt và vẫn giữ cơ cấu tồn tại đó trong nhiều triệu năm qua.

Sơ đồ mặt cắt của Trái đất cho thấy vị trí của khoáng chất “ringwoodite” mà người ta đã tìm được

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 2.000 máy đo địa chấn để khảo sát sóng chấn động được tạo ra từ 500 trận động đất. Những sóng địa chấn này di chuyển bên trong trái đất, kể cả phần lõi và có thể được ghi nhận từ bề mặt.

Bằng cách đo vận tốc sóng địa chấn ở độ sâu khác nhau, các chuyên gia nhận ra được dạng đất đá nào sóng đã đi qua. Lớp nước được họ phát hiện do sóng đi chậm lại.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu chỉ có bằng chứng về lớp đá chứa nước bên dưới diện tích nước Mỹ và mong muốn được khảo sát trên toàn bề mặt hành tinh. Ông Jacobsen cũng lưu ý rằng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất gần lõi trái đất nước nằm trong đá khối nhưng ở bề mặt, đá sẽ trở thành hạt cát.

Mặc dù đã đưa ra giả thuyết về việc có khả năng tồn tại một biển nước lớn dưới lòng đất nhưng trưởng đoàn nghiên cứu Graham Pearson cũng nhấn mạnh rằng vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ hơn nữa. Nếu nước thực sự tồn tại một lượng lớn dưới lớp vỏ Trái đất thì nó đã có sự tác động lớn lên các cơ chế của núi lửa và sự vận động của các mảng vỏ Trái đất.

“Một trong những lý do khiến Trái đất trở thành một hành tinh vận động như vậy là do sự hiện diện của một lượng nước bên trong. Nước thay đổi mọi thứ về cách mà nó vận hành”, Graham Pearson lý giải thêm.

 

.

TH