Khi một vật thể di chuyển vượt qua ngưỡng 1.236 km/h, một tiếng nổ chói tai sẽ vang lên, cùng với đó là một “làn mây nhỏ” bao quanh vật thể đó, chúng ta gọi hiện tượng này là sự phá vỡ bức tường âm thanh. Và dưới đây là 10 tấm ảnh đẹp nhất ghi lại được hiện tượng đó.
10. FA-18
Nếu không biết thì hẳn ai cũng sẽ hoảng hốt khi nhìn thấy “khói” bao quanh chiếc máy bay trong bức ảnh này, nhưng làn “khói” đó chỉ là hình ảnh của bức tường âm thanh bị phá vỡ trước khi chúng ta nghe thấy tiếng nổ lúc máy bay vượt qua ngưỡng tốc độ 1.236 km/h. Vì tốc độ ánh sáng cao hơn tốc độ của âm thanh nên chúng ta sẽ thấy được hình ảnh này trước khi tiếng nổ phát ra và vang đến tai chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta nhìn thấy tia sét trước khi nghe thấy tiếng nổ của nó.
9. F-14D Tomcat
Một bức ảnh tuyệt vời về hiện tượng phá vỡ tường âm thanh vào một ngày nhiều mây. Ở góc ảnh này chiếc Tomcat trông như thể được bao phủ bởi một vầng sáng khi nó bay qua mẫu hạm USS Theodore Roosevelt.
8. B-1B
Trên vùng trời Tây Nam Á, một chiếc B-1 Lancer nghiêng sang trái và phá vỡ tường âm thanh ngay trước khi thực hiện một pha nhào lộn. Hình ảnh này được ghi lại khi Không quân, Hải quân và đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức triển lãm để phô diễn sức mạnh của phi đoàn mình.
7. F-16
Tấm ảnh này cho thấy một luồng hơi nước đang phủ lấy cánh của chiếc tiêm kích F-16, dưới ánh sáng mặt trời trông như thể chiếc tiêm kích đang vẽ ra một chiếc cầu vồng.
6. FA-18
Khi một chiếc may bay đẩy các phân tử khí ra khỏi đường bay của nó và vượt qua tốc độ Mach 1 (1.225 km/h), luồng phân tử khí này được nén lại với dạng hình nón kéo dài từ mũi xuống dọc thân máy bay và tạo thành sóng xung kích.
5. FA-18
Có thể nói tấm ảnh này không khác gì một tác phẩm đồ họa. Nhưng trên thực tế nó được chụp lại với mục đích sử dụng cho hãng phim Columbia Picture để làm hiệu ứng hình ảnh.
Độ lớn của âm thanh tạo ra do tường âm thanh bị phá vỡ phụ thuộc vào khoảng cách của người nghe với máy bay. Nếu khoảng cách xa thì sẽ nghe thấy hai tiếng nổ liền nhau. Nếu khoảng cách gần, âm thanh sẽ giống như tiếp pháo hoa nổ.
4. FA-18
FA-18 phá vỡ tường âm thanh ngay trên mẫu hạm USS Enterprise. Chúng ta có thể nhìn thấy và nghe thấy tiếng nổ khi máy bay phá vỡ tường âm thanh nhưng điều thú vị là người phi công điều khiển máy bay lại không hề nghe thấy âm thanh đó. Nguyên nhân là do khi âm thanh đó vang lên thì chiếc máy bay đã đã bay lên phía trước âm thanh đó (vượt qua tốc độ âm thanh).
3. FA-18F Super Hornet
Trên đây là hình ảnh một chiếc FA-18F Super Hornet vượt qua tốc độ âm thanh ở trên biển Philippine và tạo ra “làn khói” quanh máy bay.
Chúng ta sẽ không được chứng kiến những hình ảnh tuyệt đẹp này nếu không có Theodore Karman, cha đẻ của những chuyến bay siêu thanh, nhà phát minh ra các thuật toán cần thiết để thiết kế các chi tiết máy bay nhằm vượt qua tốc độ âm thanh.
2. F-18 Diamondback
Hình ảnh chiếc Super Hornet phá vỡ tường âm thanh là ví dụ hoàn hảo cho hiện tượng ngưng tụ hơi nước do sóng âm xung kích gây ra.
1. F-22
Hình ảnh trên đây ghi lại chiếc F-22 Raptor vượt qua tốc độ âm thanh khi bay qua mẫu hạm USS John C. Stennis trong cuộc tập trận chung vào năm 2009. Hiện tượng phá vỡ tường âm thanh được xem là một trong những kỳ quan của thế giới tự nhiên.