Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201901/thao-go-nut-that-trong-chuoi-lien-ket-san-xuat-nong-nghiep-834500/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201901/thao-go-nut-that-trong-chuoi-lien-ket-san-xuat-nong-nghiep-834500/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tháo gỡ nút thắt trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 15/01/2019, 15:04 [GMT+7]

Tháo gỡ nút thắt trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp

(Congannghean.vn)-Ở Nghệ An, trong những năm qua, việc tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu và chất lượng thấp. Từ đó, dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào cao, đầu ra khó tiêu thụ.
 
Trong khi đó, thị trường tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng thường xuyên rơi vào tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì giá tăng cao nên rất không ổn định. Nguyên nhân chính là do chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và người dân trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
 
Cần phải khẳng định rằng: Sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm … Từ đó, gắn kết giữa nông dân và nông dân ngày càng bền chặt.
 
Để tạo lực đẩy cho nông nghiệp quy mô lớn phát triển, ngày 24/6/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 80 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Nghệ An cũng đã triển khai quyết định này với một số sản phẩm chủ lực như: Mít, chè, dứa... và đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Quá trình triển khai Quyết định 80 đã bộc lộ một số vướng mắc trong việc phát huy vai trò của HTX, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Việc hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đang là hướng đi chung của nhiều hợp tác xã  tại Nghệ An
Việc hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đang là hướng đi chung của nhiều hợp tác xã tại Nghệ An
Khắc phục tồn tại trên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 62, trong đó xác định: Cánh đồng lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia. Sau khi có Quyết định 52/2016 của HĐND tỉnh, năm 2018, đã có 5 dự án cánh đồng lớn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, tập trung vào những sản phẩm chủ lực của tỉnh.
 
Với tổng kinh phí cho 5 dự án là 1.535.592 triệu đồng. Các dự án đã thu hút 2.450 hộ với quy mô 420 ha. Theo tính toán, với việc tham gia các dự án, thu nhập của nông dân tăng từ 20 - 25%; góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo, gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngoài các mô hình trên, năm 2019, Nghệ An cũng đã có 90 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, gia công sản phẩm giữa các HTX, chủ trang trại với các doanh nghiệp tham gia mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. 
 
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác, quá trình chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn, Nghệ An vẫn còn gặp nhiều rào cản. Việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp với người nông dân chưa nhiều và vẫn chưa toàn diện; các chính sách hỗ trợ nông nghiệp vẫn chưa tạo sức lan tỏa tới các lĩnh vực. Người nông dân thiếu thông tin về chính sách, thị trường...
 
Mới đây, HĐND tỉnh cũng đã thông qua Nghị quyết số 14 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 57 trên địa bàn tỉnh. Hy vọng, đây sẽ là “cú hích” đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh ta.
 
Trong thời gian tới, yêu cầu về việc tích tụ hoặc tập trung ruộng đất, tạo ra những vùng chuyên canh đủ lớn là rất quan trọng. Phổ biến nhất vẫn là các hộ gia đình đưa ruộng đất của mình vào sản xuất theo kế hoạch sản phẩm chung của HTX và liên kết. Thậm chí một số nơi, doanh nghiệp hoặc HTX có thể thuê lại ruộng đất của nông dân trong một thời hạn nhất định để sản xuất.
 
Trong khi đó, thực tế cho thấy, muốn chuỗi liên kết nông sản phát triển ổn định, việc hình thành vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, nguyên liệu có chất lượng và thiết bị chế biến hiện đại là rất quan trọng. Vùng quy hoạch nguyên liệu cũng là vùng thành lập HTX, tập đoàn, trang trại sản xuất tập trung một loại nguyên liệu, theo quy trình đạt chất lượng VietGAP hoặc GlobalGAP.
 
Điểm cơ bản và cốt lõi của các mô hình sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp chính là xây dựng các mối liên kết giữa nông dân với nông dân để thực hiện hành động tập thể, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng, cùng có lợi. 
.

Tuệ Trang