Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201608/nhu-the-nay-con-lau-dat-nuoc-moi-co-the-minh-bach-va-giau-co-694977/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201608/nhu-the-nay-con-lau-dat-nuoc-moi-co-the-minh-bach-va-giau-co-694977/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Như thế này còn lâu đất nước mới có thể minh bạch và giàu có! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 22/08/2016, 07:47 [GMT+7]

Như thế này còn lâu đất nước mới có thể minh bạch và giàu có!

Công cuộc đổi mới của đất nước đã đi được chặng đường dài 30 năm, cũng chừng ấy năm cơ chế xin - cho đã bị xóa sổ. Đó là nói trên danh nghĩa, còn thực tế thì cái sự xin - cho vẫn hiện hữu ở nhiều lĩnh vực và với mức độ khác nhau...

Việc mới đây Bộ Tài chính có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý miễn thuế nhập khẩu 20 xe ôtô chuyên dụng cho doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường - Chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Tràng An - Chùa Bái Đính (Ninh Bình) chỉ là một ví dụ.

Ngân sách oằn mình bởi cơ chế xin - cho! Ảnh: Toquoc.vn
Ngân sách oằn mình bởi cơ chế xin - cho! Ảnh: Toquoc.vn

Tôi ngạc nhiên đến sửng sốt khi đọc được thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi, lý do mà Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cũng là lý do trước đó doanh nghiệp Xuân Trường viện dẫn tại hai văn bản “xin” Bộ Tài chính: Doanh nghiệp nằm ở Gia Viễn, một huyện nghèo, khó khăn về kinh tế cần được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Tràng An là địa danh được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới; Để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách cũng như hỗ trợ quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam...

Bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, trên thực tế Bộ Tài chính đã đồng ý miễn thuế 20 chiếc xe nhập khẩu cho doanh nghiệp Xuân Trường!

Lạ, Xuân Trường là doanh nghiệp rất thành công với Khu du lịch sinh thái Tràng An - Chùa Bái Đính để rồi trở thành đại gia trong làng doanh nghiệp cả nước, thậm chí cả ở nước ngoài. Với 120.000 lượt du khách đến tham quan mỗi ngày, Tràng An - Chùa Bái Đính đã đem lại nguồn thu hàng năm không hề nhỏ cho Xuân Trường.

Không biết nếu như 20 chiếc xe ôtô được miễn thuế nhập khẩu thì Xuân Trường làm lợi cho doanh nghiệp mình được bao nhiêu? Chắc là khoảng trên 10 tỷ đồng - có đáng là bao so với khối tài sản đồ sộ ở Tràng An - Chùa Bái Đính? Cũng nhằm nhò gì so với hơn 20.000 tỷ đồng mà Xuân Trường đang đầu tư hai dự án khu du lịch và tâm linh tổng hợp ở Hà Nam và Hải Phòng, rồi 15.000 tỷ đồng chuẩn bị triển khai dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh Chùa Tháp với Tháp Phật giáo lớn nhất thế giới tại hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)?

Lạ nữa, là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Bộ Tài chính biết rõ hơn ai hết là ngân sách quốc gia đang gặp khó khăn, thu ít hơn chi, nợ đọng thuế nhiều, năm 2015 trên 76.000 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng thu.

Cũng như vậy, nợ công cả nước đã cao ngất ngưởng, hơn 60% GDP. Việc ưu ái cho Tràng An - Bái Đính, vô tình Bộ Tài chính sẽ tạo ra một hệ lụy xấu cho nền kinh tế đất nước. Rồi đây, những Quần thể du lịch cố đô Huế hay Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ… sẽ lại có cớ để “xin”? Đó cũng là những địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên hoặc văn hóa thế giới tọa lạc ở những địa bàn kinh tế khó khăn cần được ưu đãi thuế và cũng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam!

Nhân nói về vụ “xin” của doanh nghiệp Xuân Trường và việc “cho” của Bộ Tài chính làm tôi nhớ, tại Hội nghị gặp gỡ và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp cuối tháng tư vừa qua ở TP Hồ Chí Minh. Khi đề cập đến tình trạng thất thu và nợ đọng thuế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hướng về phía các doanh nghiệp: “Không phải Thủ tướng không biết đâu nhé, chuyện “cưa đôi” ấy, Thủ tướng biết hết!” - Nhắc lại lời cảnh báo của Thủ tướng, người viết bài không hề có ý nói việc xin và cho của doanh nghiệp Xuân Trường với Bộ Tài chính có chuyện “cưa đôi” hay “cưa ba” gì… Nhưng, nếu giả như có thì tôi và chắc nhiều người cũng nghĩ đó là chuyện thường ngày ở huyện!

Quả thật chưa bao giờ chúng ta được nghe nhiều câu “chẳng ai cho không ai cái gì cả” như bây giờ. Cùng với đó, cặp từ “cưa đôi” được  người ta mách bảo nhau như một thứ luật bất thành văn mỗi khi có công to việc nhỏ phải xin xỏ, nhờ vả một tổ chức hay cá nhân nào đó.

Tương tự, không khó để có thể nghe được lời ca thán của chủ một nhà hàng ăn uống hay một sạp bán hàng tư nhân ở bất kỳ một con phố hay cái chợ nào, rằng thi thoảng họ vẫn phải “trả lương” cho “nhà thuế”. Bởi khi kê khai xác định doanh thu hàng năm, họ đã “xin” và được “cho” thấp hơn đáng kể so với con số thu thực tế.

Tích tiểu thành đại, nhiều nhỏ dồn lại khắc lớn. Rất lớn. Chừng nào xã hội còn tồn tại vấn nạn “cưa đôi”,“cưa ba” thì chỉ có kẻ xin, người cho hưởng lợi, còn kho bạc nhà nước mãi mỏng, ngân sách quốc gia cứ thất thu dài dài.

Như thế còn lâu đất nước mới có thể minh bạch và giàu có!

.

Nguồn: Báo CAND

.