Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201509/nghich-ly-dieu-chinh-gia-634797/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201509/nghich-ly-dieu-chinh-gia-634797/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nghịch lý điều chỉnh giá - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 08/09/2015, 08:26 [GMT+7]

Nghịch lý điều chỉnh giá

(Congannghean.vn)-Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ thêm 1%. Cùng với đó, giá xăng dầu tiếp tục giảm sâu, khiến giá cả trên thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Nghịch lý đô la Mỹ tăng, giá xăng dầu giảm mạnh

Từ ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo điều chỉnh tăng biên độ tỉ giá thêm 1%. Cụ thể, tỉ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD. Sau khi NHNN điều chỉnh, các ngân hàng được phép điều chỉnh tỉ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ lên mức trần là 22.106 VND/USD và tỉ giá sàn là 21.240 VND/USD. Tiếp đó, từ 15 giờ ngày 3/9, giá bán lẻ xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh theo mức tiếp tục giảm mạnh đã mang lại tín hiệu vui cho người tiêu dùng.

Giá xăng liên tục giảm nhưng     cước vận tải vẫn “dậm chân tại chỗ”
Giá xăng liên tục giảm nhưng cước vận tải vẫn “dậm chân tại chỗ”

Theo đó, giá xăng RON 92 giảm 1.198 đồng/lít, giá xăng sinh học (E5) giảm 1.198 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 111 đồng/lít. Từ giữa tháng 6 đến nay, giá xăng RON 92 đã giảm 5 lần liên tiếp, tổng cộng là gần 3.400 đồng/lít. Tính chung trong năm 2015, giá xăng RON 92 đã giảm 7 lần (tổng cộng 5.588 đồng) và tăng 4 lần (tổng cộng 5.040 đồng). Như vậy, giá xăng hiện nay đã rẻ hơn so với giai đoạn đầu năm khoảng 548 đồng.

Sự điều chỉnh giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhiều mặt hàng có yếu tố nước ngoài đã rục rịch tăng giá. Trong đó, ba “ông lớn” là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Than - khoáng sản (TKV) và Dầu khí (PVN) đồng loạt kêu lỗ hàng nghìn tỉ đồng do điều chỉnh tỉ giá và đề nghị tính vào giá thành điện. Theo thống kê ban đầu của TKV, chênh lệch tỉ giá đã làm các nhà máy nhiệt điện TKV đầu tư phát sinh khoản lỗ lên đến 1.200 tỉ đồng. Bởi vậy, TKV đã kiến nghị Bộ Công thương xem xét cho tính khoản chênh lệch tỉ giá này vào giá thành điện và nếu kiến nghị này được Chính phủ chấp thuận thì giá điện sắp tới sẽ tiếp tục “nhảy múa”. Mặt hàng chịu tác động lớn nhất từ việc điều chỉnh tỉ giá đô la Mỹ là xe ôtô nhập khẩu và xe ôtô lắp ráp trong nước.

Theo tính toán, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe đang tính toán để tăng giá xe ôtô, thời gian có thể là vào đầu tháng 10/2015. Theo lý giải của doanh nghiệp, 2 lần điều chỉnh tỉ giá vừa qua đã gây sức ép lên giá xe, khiến chi phí nhập khẩu linh kiện và xe nguyên chiếc thanh toán bằng đồng đô la Mỹ tăng. Đại diện một số showroom ôtô tại TP Vinh cho biết, hiện tại đã có kế hoạch tăng giá một số dòng xe, trong đó Toyota Vios phiên bản mới sẽ tăng thêm 25 triệu đồng/xe, bắt đầu từ tháng 10/2015 và một số hãng khác như Kia, Mazda… sẽ có sự điều chỉnh tăng nhẹ, từ 3 - 10 triệu đồng tùy từng dòng xe, thời gian bắt đầu từ tháng 9 này.

Cước vận tải nói “không” với giá xăng dầu

Trong khi đó, với việc giá bán lẻ xăng, dầu tiếp tục giảm sâu, tín hiệu vui là Cục Hàng không đã yêu cầu các hãng hàng không tiếp tục áp dụng và xuất bán nhiều loại giá vé thấp; xây dựng thêm nhiều chương trình khuyến mãi về giá vé nhằm thu hút hành khách sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không. Trong khi đó, nghịch lý trong ngành vận tải vẫn tiếp tục tái diễn. Bất luận qua 5 lần giảm giá, Bộ Tài chính cũng đã có công văn nhắc nhở các địa phương và Bộ Giao thông Vận tải đốc thúc việc giảm cước, song các doanh nghiệp vận tải vẫn phớt lờ.

Lý giải về điều này, đại diện một hãng taxi ở TP Vinh cho biết, giá mở cửa là 8.000 đồng/km như hiện tại là hợp lý. Ngoài ra, mặc dù sau 5 lần giảm, giá xăng cũng chỉ mới giảm bình quân 550 đồng/lít nên các hãng taxi chưa tính đến phương án giảm giá cước vận tải. Đây cũng là lý do mà các doanh nghiệp vận tải khách trên địa bàn “vin” vào để không giảm giá cước.

Lý giải tình trạng doanh nghiệp phớt lờ việc giảm giá cước theo giá xăng dầu, ông Hoàng Minh Quân, Trưởng phòng Quản lý giá và công sản, Sở Tài chính cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp đều tính toán các phương án kinh doanh dựa trên mức tăng, giảm của giá xăng dầu. Ở thời điểm hiện tại, giá xăng dầu đã giảm sâu, song so với mức giảm sâu nhất mà các doanh nghiệp đã điều chỉnh trước đó thì mức giá này vẫn còn cao. Ngoài ra, vì chưa có chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính về tăng cường bình ổn giá nên việc cơ quan chức năng tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vận tải điều chỉnh giá cước cũng gặp không ít khó khăn.

.

Phương Thủy

.