Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201508/thanh-cong-tu-mo-hinh-trong-cay-chanh-leo-tren-bien-gioi-629714/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201508/thanh-cong-tu-mo-hinh-trong-cay-chanh-leo-tren-bien-gioi-629714/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thành công từ mô hình trông cây chanh leo trên biên giới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 11/08/2015, 09:18 [GMT+7]

Thành công từ mô hình trông cây chanh leo trên biên giới

(Congannghean.vn)-Theo người dân xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong phản ánh, năm nay, do thời tiết khắc nghiệt nên loại cây chanh leo cho năng suất không cao như những năm trước. Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện trồng cây chanh leo, người dân nơi đây đang từng bước thoát nghèo.

Từ đầu tháng 6, Tri Lễ chính thức bước vào mùa thu hoạch chanh leo - loại cây “xóa nghèo”. Vừa bước lên cầu thang ngôi nhà sàn của anh Vũ Văn Xuân ở bản San, xã Tri Lễ, chúng tôi đã thấy mấy gùi chanh leo đang dựng sát vách gỗ. “Số chanh leo đó vừa được chúng tôi hái từ vườn vào, đang chờ nhân viên công ty đến thu mua”, anh Xuân cho biết. Hiện, gia đình anh Xuân đang làm chủ hơn 300 gốc chanh leo, đây là vụ thu hoạch đầu tiên.

Anh Vũ Văn Xuân với 300 gốc chanh leo trĩu quả
Anh Vũ Văn Xuân với 300 gốc chanh leo trĩu quả

Mặc dù mới bước vào đầu mùa vụ nhưng cây chanh leo đã mang về cho gia đình anh thu nhập hơn 2 triệu đồng. Dự kiến với số lượng chanh leo trên, ước tính đến hết mùa thu hoạch, gia đình anh sẽ thu về số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Thời gian này của những năm trước, mặc dù có trong tay diện tích đất rộng, khá bằng phẳng, gần nguồn nước nhưng cuộc sống gia đình anh Xuân vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi anh không biết canh tác loại cây gì ngoài sắn, ngô truyền thống. Đến năm 2014, anh mới “bén duyên” với cây chanh leo và ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên, loại cây này đã giúp gia đình anh từng bước thoát nghèo.

Khác với gia đình anh Xuân, gia đình anh Quang Văn Trung và chị Vi Thị Mai ở bản San biết đến cây chanh leo sớm hơn. Hiện nay, gia đình anh chị trồng hơn 300 gốc canh leo. Từ năm 2012, họ đã nhận trồng thử nghiệm 60 gốc, cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm. Nói về loại cây đang giữ vị trí chủ lực trong phát triển kinh tế gia đình, anh Trung cho biết: “Nói về hiệu quả kinh tế thì cây chanh leo cho thu nhập lớn hơn so với nhiều loại hoa màu khác. Thế nhưng, đây cũng là loại cây “khó tính”, có khá nhiều sâu bệnh (nấm thân, thối quả)”. Anh cũng cho biết thêm, hiện tại, giống cây do Công ty Cổ phần thực phẩm Nghệ An là đơn vị đầu tư và ký hợp đồng thu mua sản phẩm của người dân cung cấp.      


Ở bản San thì anh Lữ Văn Chiến đang là người có diện tích trồng chanh leo lớn nhất, khoảng 2 ha với 800 gốc. Theo tính toán của anh Chiến, với diện tích chanh leo đang cho quả, với giá thu mua 10.000 đồng/kg từ công ty, trừ mọi chi phí, mỗi năm anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Xét về hiệu quả kinh tế, loại cây này cho thu nhập cao hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng truyền thống khác. Anh Chiến cũng khẳng định, đây là loại cây khó trồng, bên cạnh sự chịu khó của người dân, rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ chuyên môn.

Trao đổi với chúng tôi về việc phát triển cây chanh leo trên địa bàn xã biên giới, Thiếu tá Đàm Thiên Thương, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ cho biết: “Tính đến thời điểm năm 2015, xã Tri Lễ đã có 100 ha chanh leo, trong đó có 48 ha do người dân địa phương làm chủ. Việc phát triển cây chanh leo đang giúp địa phương thực hiện tốt chủ trương giảm nghèo bền vững. Nếu như năm 2010, Tri Lễ vẫn còn 75% hộ gia đình thuộc hộ nghèo thì nay giảm xuống còn 53,5%. Đảng bộ xã Tri Lễ đã đưa vào nghị quyết để phấn đấu đến năm 2020, toàn xã sẽ có 350 ha trồng cây chanh leo”.

Xác định cây chanh leo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu; tuyển chọn giống chanh leo cho năng suất, hiệu quả cao và phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm trồng cây chanh leo cho nông dân. Đến nay, tỉnh đã phát triển được 450 ha chanh leo, sản lượng quả tươi đạt 180.000 tấn. Tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, người dân trồng 1 ha chanh leo nếu thuận lợi năm đầu sẽ cho thu hoạch 35 tấn/ha, năm thứ 2 đạt 40 tấn/ha.

Với giá thu mua như hiện nay, từ 10.000 đồng/kg đến 15.000 đồng/kg thì mỗi ha chanh leo cho thu nhập khoảng 350 triệu đồng, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác tại địa phương. Từ thành công của mô hình trồng cây chanh leo, tỉnh đang phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục phát triển mô hình trồng loại cây này đến các địa phương khác nhằm mục đích tạo thu nhập cho nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn.

.

Cao Loan

.