Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201505/de-nguoi-khuyet-tat-kiem-ke-sinh-nhai-gian-nan-ky-2-607310/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201505/de-nguoi-khuyet-tat-kiem-ke-sinh-nhai-gian-nan-ky-2-607310/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Để người khuyết tật kiếm kế sinh nhai: Gian nan (Kỳ 2) - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 11/05/2015, 15:18 [GMT+7]

Để người khuyết tật kiếm kế sinh nhai: Gian nan (Kỳ 2)

Kỳ 2: Cần những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực
 
(Congannghean.vn)-Trong thời gian qua, dạy nghề và tìm kiếm việc làm được xem là nhiệm vụ cấp bách của các cấp, ban, ngành và của chính bản thân những người khuyết tật. Những chương trình hỗ trợ sinh kế và đào tạo, tư vấn việc làm thường xuyên, liên tục được thực hiện. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, kết quả mang lại vẫn chưa cao và đang mang nặng tính tự phát, manh mún.
 
Trung bình mỗi năm, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người tàn tật Nghệ An đào tạo nghề cho khoảng 200 học viên. Trong đó, chủ yếu là các em bị khiếm thính, khuyết tật về vận động. Dựa trên khả năng, nhu cầu học nghề của các em, Trung tâm đã đưa vào chương trình dạy các nghề chính như: May mặc, điện dân dụng, vi tính văn phòng… Tuy nhiên, cũng chỉ có một số ngành đào tạo mà người khuyết tật mới có điều kiện tìm việc làm phù hợp với ngành nghề đã được học và năng lực của bản thân. Hàng năm, Trung tâm đã liên kết với các Công ty may Hồng Loan và Công ty may Kim Liên để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho các em. Cụ thể, trong năm 2014, học sinh đã thực hành và làm được 5.990 sản phẩm với tổng số tiền 26 triệu đồng và hơn 3.000 đôi phôi găng tay. 
Hướng dẫn các học viên cách may cơ bản tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người tàn tật Nghệ An
Hướng dẫn các học viên cách may cơ bản tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người tàn tật Nghệ An
Theo ông Dương Công Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người tàn tật Nghệ An, trong các ngành nghề đào tạo, chỉ có may mặc là một số doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân) tìm đến để nhận các học viên vào làm việc. Ngoài ra, đa phần người khuyết tật phải tự túc trong tìm kiếm việc làm. Theo nhiều kênh thông tin khác nhau, Trung tâm được biết, khoảng từ 50 - 60% học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, số còn lại thì chuyển sang các nghề khác. 
 
Tình trạng trên cũng xảy ra tương tự với Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm người khuyết tật Nghệ An. May mặc và trồng nấm là hai ngành nghề được lãnh đạo Trung tâm ưu tiên lựa chọn để các học viên được học và áp dụng sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm hiện vẫn đang hoàn toàn tự phát và gặp nhiều khó khăn. Việc quảng bá sản phẩm và tổ chức tiêu thụ chưa có điều kiện để được đầu tư, quan tâm đúng mức. Hiện, sản phẩm nấm và mộc nhĩ sạch của Trung tâm vẫn đang phải bày bán tại nhiều chợ nhỏ lẻ trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Với những người khuyết tật ở thành phố và vùng đồng bằng, được học nghề và có việc làm đã khó, với những người khuyết tật ở miền núi, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn thì ước mơ ấy lại càng xa vời hơn. Ông Trần Anh Tời, Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật và trẻ mồ côi Nghệ An cho biết, hàng năm, Tỉnh hội đã chủ động phối hợp với các nguồn lực trong xã hội tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh kế và tạo việc làm.
 
Riêng chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi, tặng xe lăn, xây nhà tình nghĩa… bước đầu phát huy hiệu quả khi đã cung cấp “chiếc cần câu” để người khuyết tật từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt. Từ những “chiếc cần câu” đó, người khuyết tật sẽ dần tìm được việc làm phù hợp với bản thân. Riêng việc đào tạo nghề và tìm việc làm, do nhiều khó khăn, năm qua, Tỉnh hội mới chỉ dạy nghề và tạo việc làm cho 75 học viên. Để có được kết quả đó, đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ Tỉnh hội và chính người khuyết tật.
 
Ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh, chỉ có số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tốt công tác tạo việc làm cho người khuyết tật. Còn đa phần các doanh nghiệp, vì nhiều lý do chưa thể tạo cơ hội cho những người thiệt thòi phấn đấu vươn lên, tạo lập cơ hội cho chính bản thân. Hiện nay, vẫn chưa có các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp sử dụng người khuyết tật, mà duy nhất chỉ có chính sách ưu đãi trong việc vay vốn của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Đề cao lợi nhuận và không có sự bắt buộc nào đối với các doanh nghiệp trong sử dụng người khuyết tật là một trong những nguyên nhân khiến công tác giải quyết việc làm cho người khuyết tật gặp nhiều khó khăn. 
 
“Khó” là nhận xét chung của các cấp quản lý, chủ doanh nghiệp, trường đào tạo nghề và của chính người khuyết tật trong việc học nghề, tiếp cận với các chương trình phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, có “khó” thì mới đòi hỏi sự chung tay, giúp sức từ nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội. Xây dựng đề án hiệu quả, sát thực, tạo thị trường việc làm đa dạng cho chính người khuyết tật là đòi hỏi, nhu cầu bức thiết cần được thực hiện nhanh chóng, để từng bước đưa người khuyết tật thoát khỏi “bóng tối” của mặc cảm, tự ti để vươn lên làm chủ cuộc sống.
.

Mai Hậu

.