Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201502/mot-nam-sau-thong-diep-2014-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-586430/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201502/mot-nam-sau-thong-diep-2014-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-586430/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Một năm sau Thông điệp 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 10/02/2015, 09:29 [GMT+7]

Một năm sau Thông điệp 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Những tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong năm 2015 và những năm tiếp theo đã được tạo dựng trong năm 2014, “một năm Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, thu được những kết quả và những bài học kinh nghiệm quý báu”.
 
Đã qua một năm, kể từ khi Thông điệp nhân dịp năm mới 2014 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với tiêu đề: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững” được công bố.
 
Tổng hợp qua các văn bản của Chính phủ và các bài phân tích của các chuyên gia cùng những con số đạt được từ các báo cáo thực tế, chúng ta mới thấy hết sự cố gắng đáng khích lệ của Chính phủ. Trong đó, không thể thiếu vai trò rất quan trọng của người đứng đầu Chính phủ.
 
Các chỉ tiêu then chốt đạt mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, tạo tiền đề cho ổn định, phát triển kinh tế vĩ mô - Ảnh minh họa
Các chỉ tiêu then chốt đạt mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, tạo tiền đề cho ổn định, phát triển kinh tế vĩ mô - Ảnh minh họa
 
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt mức cao nhất trong 3 năm gần đây.
 
Kết quả thực hiện những cam kết phấn đấu trong Thông điệp 2014, như bảng dưới đây, cho thấy, những chỉ tiêu đề ra, trong đó có 14 chỉ tiêu (*) đã được Quốc hội thông qua, đại đa số đã hoàn thành và vượt. Đặc biệt các chỉ tiêu then chốt đạt mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, tạo tiền đề cho ổn định, phát triển kinh tế vĩ mô.
 
Số TT Chỉ tiêu
Kế hoạch
 
Thực hiện
1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5,8 5,98
2 GDP bình quân đầu người 2100 2043.5
3 Kim ngạch xuất khẩu tăng 10 13,6
4 Tỷ lệ nhập siêu so kim ngạch XK (%) 6 -1,322
5 Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) 7 4,09
6 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội % GDP 30 30,99
7 Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước % GDP 5,3 5,3
8 Tỷ lệ hộ nghèo giảm (%) 1,7 - 2 1,8
9 Các huyện nghèo giảm (%) 4 5
10 Tạo việc làm cho khoảng (triệu lao động) 1,6 1,6
11 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (%) <4
3,43
TCTK
12 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 52 49
13 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới (%) 15,5 15
14 Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt (giường) 22,5 28,1
15 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt (%) 85 87,47
16 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường đạt (%) 80 76
17 Tỷ lệ che phủ rừng đạt (%) 41,5 Đạt
 
Đạt được kết quả nêu trên, như nhận xét của Thủ tướng Chính phủ: “Khó khăn thách thức là rất lớn. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội”.
 
Những nỗ lực và kết quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế
 
Với quan điểm “Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển... tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội...”, Chính phủ đã tập trung ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền dân chủ của người dân. Cụ thể:
 
Thông qua cơ quan tham mưu tổng hợp là Văn phòng Chính phủ [iii] (VPCP) Chính phủ đã xử lý 419 đề án; trong đó có nhiều đề án lớn, quan trọng, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ trực tiếp xử lý hơn 14.600 phiếu trình từ VPCP.
 
Ban hành một khối lượng lớn văn bản, bao gồm 29 dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 96 nghị quyết và 122 nghị định của Chính phủ; 36 chỉ thị, 2.435 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 77 quyết định quy phạm pháp luật; 533 công văn của Chính phủ, 2.735 công văn của Thủ tướng Chính phủ, 469 văn bản của VPCP thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo Chính phủ.
 
VPCP đã tiếp nhận hơn 95.000 văn bản từ các đơn vị gửi về. Riêng VPCP giải quyết công việc; xử lý, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền gần 24.300 văn bản, trong số đó có 15.160 công văn của VPCP.
 
Đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ đã làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương và chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp đơn giản hoá thủ tục hành chính, nhất là về thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, thành lập, giải thể doanh nghiệp, thực hiện đầu tư...
 
Việc đưa kết quả công tác hoàn thiện thể chế vào cuộc sống đã tạo cơ sở cho việc tiếp tục triển khai 3 đột phá chiến lược cho phát triển kinh tế từng bước có hiệu quả hơn:
 
- Cơ cấu các ngành tổng hợp trong GDP, năm 2014 so với năm 2013 dịch chuyển đúng hướng: Nông nghiệp 18,32/18,38; công nghiệp và xây dựng 38,5/38,31; dịch vụ 43,38/43,31.
 
- Môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện, huy động và sử dụng ngày càng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tăng 13,9%, vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp tăng 24,6%; số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 5,1%.
 
- Vốn FDI thực hiện cả năm đạt 12,5 tỷ USD, tăng 8,7%. Vốn ODA giải ngân đạt ước cả năm 5,5 tỷ USD, tăng 7,1%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ ước cả năm tăng khoảng 18,3%. Lượng kiều hối cao hơn năm trước 1 tỷ USD, đạt 12 tỷ.
 
- Cán cân thương mại đã vượt chỉ tiêu, với mức xuất siêu cả năm đạt gần 2 tỷ USD.
 
- Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát.
 
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp viết bài giới thiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam trên trang mạng chính thức của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014.
 
- Trong 9 tháng đã sắp xếp 92 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa 71, giải thể 2, bán 1, sáp nhập 15 và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp. Trong kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp giai đoạn 2014-2015, dự kiến cả năm sẽ cổ phần hóa khoảng 200 doanh nghiệp. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9 tháng gấp 3,6 lần cả năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đạt 50,5%; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 57,1%; tổng số nộp ngân sách Nhà nước đạt 54,1% kế hoạch cả năm.
 
- Về hạ tầng giao thông năm 2014, đã hoàn thành để đưa vào sử dụng các tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Vành đai 3 Hà Nội đoạn Thanh Trì-Mai Dịch, Quốc lộ 51 (mở rộng), cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Đại lộ Võ Nguyên Giáp (nối Cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài (thông xe 4/1/2015)…; các cầu: Rồng, Trần Thị Lý (Đà Nẵng), Rào II, Khuể (Hải Phòng), Bến Thủy II (Nghệ An), Nhật Tân (4/1/2005); Cảng Cái Mép-Thị Vải; Sân bay: Đà Nẵng, Phú Quốc, Ga T2 sân bay Nội bài (4/1/2015). Sự năng nổ quyết liệt của vị "tư lệnh" ngành này đã tạo được ấn tượng trong nhân dân và xã hội.
 
- Về năng lượng, tính riêng năm 2014, đã khởi công 28 công trình lưới điện 220-500 KV, trong đó có 4 công trình lưới điện 500KV. Đã hoàn thành việc xây dựng, đưa vào sử dụng đường cáp ngầm cấp điện cho các huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi). Về dầu khí: Đầu tư và đưa vào vận hành 127 công trình, riêng năm 2014 đưa 9 mỏ, công trình mới vào khai thác.
 
- Tái cơ cấu nông nghiệp được đẩy mạnh gắn với xây dựng nông thôn mới. Các địa phương đã xây dựng 9.000 mô hình cánh đồng lớn, dồn điền đổi thửa, liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 8.400 tỷ đồng. Năm 2014 các địa phương trồng lúa đã có trên 300 nghìn ha cánh đồng lớn, trong đó khoảng 30-40% được các công ty hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đến cuối năm 2014 có 790 xã hoàn thành 19 tiêu chí (chiếm 8,8%).
 
- Triển khai Luật Đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý, nhất là về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tỷ lệ diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93,8%. Quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước được tăng cường. Đã cấp 40,8 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 93,8% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
 
- Hoàn thành tái cơ cấu một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, giảm 7 tổ chức tín dụng, năng lực tài chính của ngân hàng thương mại tăng lên, an toàn hệ thống được bảo đảm. Đã xử lý 53,6% tổng số nợ xấu...
 
- Triển khai thực hiện tích cực các nghị quyết Trung ương Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ. Nguồn nhân lực có bước phát triển cả số lượng và chất lượng. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân được đặc biệt quan tâm.
 
- Chính phủ coi giảm nghèo vừa là một nhiệm vụ trọng tâm vừa là mục tiêu của phát triển bền vững. Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2014 đã đầu tư tổng số vốn để thực hiện là 34.700 tỷ đồng (vốn từ ngân sách Nhà nước 30.000 tỷ). Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 7,8% năm 2013 xuống còn 6% năm 2014 (từ năm 2011 đến 2013 đã có gần 800.000 hộ thoát nghèo). Tỷ lệ thu nhập bình quân giữa 20% dân số giàu nhất so với 20% dân số nghèo nhất là 9,23 lần năm 2010 và 9,35 lần năm 2012.
 
Về an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
 
- Trên 2,6 triệu người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo, với tổng dư nợ tính đến tháng 7/2014 lên đến 34.376 tỷ đồng. Trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt.
 
- Thực hiện trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho trên 1,5 triệu người và hoàn thành việc xây mới, sửa chữa khoảng 48.000 căn nhà cho người có công, trong đó có 13.500 căn nhà từ nguồn xã hội hóa...
 
- Tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp mở rộng nhiều bệnh viện; riêng tuyến Trung ương tăng thêm 1.200 giường bệnh. Tăng cường quản lý giá, chất lượng thuốc chữa bệnh và kiểm tra các cơ sở y tế. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 72%.
 
Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại:
 
- Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang được nâng lên. Ngăn chặn kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Kiên quyết đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội. Cộng đồng quốc tế đã đồng tình ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là các tuyên bố tại các hội nghị, diễn đàn cấp cao quốc tế và khu vực.
 
Tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả. Chủ động đẩy mạnh đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Tích cực hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tham gia có trách nhiệm tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức, các diễn đàn đa phương. Làm tốt công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Thành quả đạt được năm 2014 là rất lớn.
 
Về đấu tranh phòng chống tham nhũng và các loại tội phạm qua 9 tháng:
 
- Đã triển khai 6.877 cuộc thanh tra hành chính, 150.932 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm 31,5 nghìn tỷ đồng, 3.740 ha đất; kiến nghị thu hồi 30 tỷ đồng và 2.690 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 1.552 tập thể, 2.735 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 40 vụ, 47 đối tượng. Đã thụ lý 415 vụ án, 1.031 bị can phạm tội về tham nhũng...; khởi tố mới 256 vụ, 593 bị can.
 
- Đã điều tra, khám phá 33.800 vụ phạm pháp hình sự, 67.300 đối tượng; triệt phá 2.142 băng nhóm tội phạm; ngăn chặn gần 1.500 trang web cá độ bóng đá, đánh bạc qua mạng Internet, khởi tố 29 vụ, 153 bị can. Tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ trên cả 3 tiêu chí: Số vụ giảm 14,47%, số người chết giảm 4,01%, số người bị thương giảm 18,11%.
 
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
 
Chính phủ đã ban hành hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân, Luật Hòa giải cơ sở. Hầu hết lãnh đạo bộ, ngành, địa phương đã trực tiếp đối thoại, giải quyết khiếu nại của công dân. Đã xử lý khoảng 85% số vụ khiếu nại tố cáo mới phát sinh và giải quyết 494/528 vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài.
 
Triển khai thường xuyên việc ban hành thông cáo báo chí và tổ chức các cuộc họp báo sau phiên họp Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đã góp phần nâng cao tính minh bạch, công khai, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
 
Đặc biệt, năm 2014 qua Cổng TTĐT Chính phủ và Báo Điện tử Chính phủ đã cung cấp gần 49.000 tin, bài và hơn 10.000 ảnh; cập nhật đăng tải 1.988 văn bản quy phạm pháp luật; 3,613 văn bản chỉ đạo, điều hành; 104 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để lấy ý kiến góp ý của nhân dân; 34 chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”; 162 chương trình sự kiện tuần; 51 chương trình “Người dân và Chính phủ”; 236 bản tin Vietnam Online; tổ chức 15 tọa đàm trực tuyến; tiếp nhận, xử lý hơn 4.300 phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm quyền giải đáp.
 
Kết luận
 
Năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, có những tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế Việt Nam, và tuy vẫn còn những hạn chế yếu kém về nhiều mặt như nhìn nhận rất nghiêm túc của người đứng đầu Chính phủ trong các bài viết, nhưng chúng ta cũng rất đồng thuận với nhân định:“... nhìn chung hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã đạt được những kết quả tích cực; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chủ quyền quốc gia được bảo đảm; chính trị xã hội ổn định; vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng lên”.
 
Kết quả đạt được trong năm 2014 tạo tiền đề cho sự  phát triển tốt hơn cho những năm tiếp theo.
 
.

Nguồn: chinhphu.vn