Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201412/lien-ket-ngan-hang-nha-dat-co-pha-bang-thi-truong-bat-dong-san-568983/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201412/lien-ket-ngan-hang-nha-dat-co-pha-bang-thi-truong-bat-dong-san-568983/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Liên kết ngân hàng - nhà đất có phá băng thị trường bất động sản? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 13/12/2014, 15:26 [GMT+7]

Liên kết ngân hàng - nhà đất có phá băng thị trường bất động sản?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 9 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản (BĐS) đã tăng trưởng hơn 12%, tương đương 293.000 tỷ đồng dư nợ, vượt mức cao nhất trước đây đạt được là 280.000 tỷ đồng. Với mức này, tín dụng BĐS đang tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành NH.
 
Diễn biến thực tế trên thị trường BĐS, từ giữa tháng 4-2014 đến nay, số lượng giao dịch đã tăng 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, một số dự án đã có điều chỉnh tăng giá bán từ 5 - 10% so với đầu năm mà vẫn có nhiều người đặt mua. Điều này cho thấy sự ấm dần lên của thị trường nhà đất vốn đang chịu cảnh “chợ chiều” trong mấy năm trở lại đây.
 
Để có được kết quả này, ngoài tín hiệu lạc quan từ sự phục hồi của nền kinh tế, còn phải kể đến nỗ lực kích cầu của thị trường BĐS và quyết tâm khơi thông tín dụng của ngành NH. Ngay từ giữa năm, NHNN đã giao BIDV cùng 7 nhà băng triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà, trong đó NHNN thực hiện vai trò khuyến khích, định hướng và theo dõi việc tuân thủ các cam kết, đảm bảo nguyên tắc các NH tham gia chuỗi liên kết bình đẳng về vai trò, tự nguyện tham gia và thống nhất về quyền lợi, nghĩa vụ. Đồng thời, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp theo cơ chế đấu thầu hiện hành nhằm hạ giá thành, nâng cao hiệu quả trong hoạt động xây dựng cơ bản.

 

 Thị trường bất động sản đang dần khởi sắc.
Thị trường bất động sản đang dần khởi sắc.
Vụ Tín dụng (NHNN) nhận định: tín dụng theo chuỗi liên kết 4 nhà có rất nhiều lợi ích đối với các bên, kể cả NH cho vay, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp, người sử dụng cuối cùng. Đối với nền kinh tế, sản phẩm liên kết này có ý nghĩa khơi thông dòng vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang có nợ quá hạn vẫn có thể vay được vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục triển khai, hạn chế tình trạng đầu tư dang dở, lãng phí; triển khai, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình. Thứ hai, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho BĐS, hàng tồn kho vật liệu xây dựng. Thứ ba, góp phần giảm nợ xấu trong hoạt động NH, nâng cao chất lượng tín dụng vì nó tăng cường kiểm soát dòng tiền; đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu trong hoạt động NH. Thứ tư, khôi phục, củng cố lòng tin, tăng cường mức độ tín nhiệm trong kinh doanh giữa các chủ thể tham gia chuỗi liên kết; nâng cao tính công khai, minh bạch trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần chống thất thoát lãng phí, tiêu cực...
 
Cùng với việc triển khai sản phẩm liên kết, ngay chính các NH cũng tìm cách để đẩy mạnh tín dụng BĐS. Hàng loạt các nhà băng đã tung ra các gói tín dụng như vay mua nhà của VIB, với thời hạn cho vay linh hoạt, có thể lên đến 240 tháng, giá trị cho vay tối đa 80% giá trị ngôi nhà, lãi suất từ 6,99%- 9,99%/năm trong thời gian tối đa 24 tháng đầu. Đặc biệt, nếu khách vay mua nhà dự án Mulberry Land (Hà Đông, Hà Nội), VIB tài trợ vốn với lãi suất 0%/năm trong 3 tháng đầu hoặc từ 7,99% một năm trong 12 tháng đầu của khoản vay…
 
Với hàng loạt ưu đãi này, rõ ràng khách hàng có rất nhiều cơ hội mua nhà. Dù thực tế, cũng có không ít ý kiến cho rằng các gói tín dụng cho vay mua nhà không hề “dễ nuốt”: lãi suất rẻ luôn đi kèm điều kiện ngặt nghèo như chỉ được vay để mua nhà đúng với dự án mà NH liên kết. Tuy nhiên, 1 NH thì ít, nhưng hàng chục NH với hàng chục, hàng trăm dự án được khuyến mại sẽ là cơ hội lựa chọn cho người mua nhà và kích cầu BĐS.
 
Bên cạnh đó, việc NH đứng ra làm trung gian tài chính là vấn đề rất quan trọng. Trước đây, chủ đầu tư đều thụ động chờ nguồn vốn vay NH để thực hiện dự án, đến khi có trục trặc phát sinh, NH cắt vốn, thì dự án cũng “đắp chiếu”. Nay có sự phối hợp, nếu có xảy ra trục trặc, các NH cũng sẽ có trách nhiệm cùng tháo gỡ để giải ngân dòng vốn. Quan trọng hơn, việc tham gia này giúp NH đẩy mạnh dịch vụ bảo lãnh thanh toán. NH sẽ là đơn vị chính giám sát thực hiện các dự án trên bảo đảm hiệu quả; đúng tiến độ đã dự kiến; bảo đảm thu xếp đủ vốn chủ sở hữu cho các dự án theo quy định, phù hợp với tiến độ triển khai dự án. Với người mua nhà, cùng với hỗ trợ lãi suất, họ còn được hưởng chính sách tín dụng dự phòng, bảo lãnh thanh toán. Ví dụ, thu nhập của người mua bị hụt một cách bất thường, NH sẽ đứng ra bảo lãnh. Hay người mua không tin chủ đầu tư thì nộp tiền vào NH như một đối tác trung gian. Khi đó, NH sẽ có trách nhiệm theo sát chủ đầu tư, chỉ giải ngân khi tiến độ chạy… Với sự kết hợp này, vòng quay vốn liên tục và nhanh chóng sẽ giúp cho cả NH và chủ đầu tư hoạt động kinh doanh hiệu quả.
 
Nhận xét về tính hiệu quả của cách làm này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, ngoài các lợi ích nói trên, ở góc độ nào đó, nó còn thúc đẩy người mua nhà cố gắng phấn đấu để được sở hữu nhà. Ngược lại, chủ đầu tư giải quyết được vấn đề thanh khoản, giảm thiểu chi phí hao tổn, hoang hóa xuống cấp của nhà theo thời gian khi không được hoàn thiện. Chủ đầu tư mở rộng, đa dạng thêm đối tượng khách hàng của mình, nhất là với những loại hình BĐS có giá trị lớn đòi hỏi sự tích lũy lâu dài…
.

Nguồn: Cand.com.vn

.