Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/o-ta-moi-co-564230/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/o-ta-moi-co-564230/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Ở ta' mới có? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 29/11/2014, 09:31 [GMT+7]

'Ở ta' mới có?

Các chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất là “cực kỳ nghiêm trọng”, “quá sức nguy hiểm" và "thế giới chưa bao giờ có chuyện sân bay mất điện lâu thế”. Vậy mà “ở ta” lại có?
 
Thời điểm xảy ra sự cố mất điện cung cấp cho hệ thống thiết bị điều hành bay tại Trung tâm kiểm soát đường dài Thành phố Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh) trưa 20/11 khiến ACC Hồ Chí Minh mất năng lực cung cấp dịch vụ điều hành bay trong vòng 35 phút. Kết quả là 54 tàu bay trong khu vực trách nhiệm của ACC Hồ Chí Minh trên tổng số 92 tàu bay bị ảnh hưởng trong thời gian sự cố. Nhiều tàu bay trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh và các Vùng thông báo bay Hà Nội, Sanya, Phnompenh, Singapore, Kuala Lumpur đã phải đình hoãn cất cánh, quay trở lại hạ cánh sân bay khởi hành hoặc phải hạ cánh sân bay dự bị.
 
“Ơn giời” là vụ việc này đã không để lại hậu qủa “đau lòng” nào về con người. Bởi vì theo các chuyên gia, mất quyền điều hành bay có thể xảy ra những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hàng loạt chiếc máy bay với hàng nghìn hành khách. Và nếu xảy ra sự cố thì hậu quả khôn lường.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 
Trước sự việc này, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Việt Nam Lại Xuân Thanh thừa nhận: “Đây là sự cố nghiêm trọng và lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam... Trong vòng 35 phút đó, sân bay Tân Sơn Nhất không còn khả năng tiếp cận bay, ảnh hưởng đến tất cả các chuyến bay hoạt động trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh và các Vùng thông báo bay lân cận”.
 
Trước sự cố này, đến ngày 23/11, Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với 5 người liên quan, trong đó có Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam. Năm người bị đình chỉ công tác trong thời gian 15 ngày để thực hiện kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra sự cố. Cục Hàng không Việt Nam đã thành lập đoàn điều tra sự cố với thành phần là các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật và kiểm soát không lưu, có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tổ chức điều tra, xác minh và làm rõ nguyên nhân sự cố, đề xuất các biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn hoạt động bay, báo cáo trước ngày 29/11/2014.
 
Điều đáng nói, trong thời gian gần đây, ngành Hàng không Việt Nam đã có quá nhiều “chuyện lùm xùm” khiến dư luận “đặt dấu hỏi” như: tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến diễn ra khá liên tục và phổ biến, dịch vụ “cắt cổ” ở sân bay, rồi đến chuyện các sân bay lớn nhất của Việt Nam bị các trang du lịch nước ngoại xếp hạng “tệ nhất” Châu Á năm 2014… Rồi đến những chuyện làm dư luận thấy “rất đáng quan ngại”, có vụ còn làm “ngừng tim” nhiều người như vụ “rơi lốp máy bay” và hạ cánh nhầm sân bay… rồi đến vụ việc mất năng lực cung cấp dịch vụ điều hành bay trong vòng 35 phút như đã nói trên.
 
Việc Quốc hội vừa thông qua Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi) cho thấy nhân dân thông qua Quốc hội luôn mong muốn ngành Hàng không ngày càng tốt lên. Thế nhưng, nếu như chúng ta không cố gắng khắc phục được những khiếm khuyết trong lĩnh vực này thì “mong ước” sẽ mãi mãi chỉ là… “ước mong”.
 
Trước những vụ việc như thế này, dư luận đặt câu hỏi: Làm sao hành khách có thể trao gửi “mạng sống” của họ vào một hệ thống mà độ rủi ro cao như thế? Trong khi đó, có hành khách "lỡ mồm" hoặc “gây rối” trên máy bay cũng đã bị coi là uy hiếp an toàn bay, thì một sự cố làm đình trệ hệ thống phải được xem là cực kỳ “đáng quan ngại”.
 
Trước sự cố này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã lên tiếng, việc xảy ra sự cố mất điện ở Tân Sơn Nhất vừa qua là chưa từng có trong lịch sử hàng không và không có lý do gì mà ba nguồn điện để phục vụ điều hành bay đều mất. Về nguyên nhân gây ra sự cố, ông Thăng cho rằng chắc chắn có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và không loại trừ khả năng có sự phá hoại. Do đó cần phải điều tra làm rõ và xử lý thật nghiêm theo quy định của pháp luật.
 
Bất luận thế nào thì ngoài những ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế cho khách hàng, các hãng hàng không và ảnh hưởng đến an ninh hàng không, sự cố này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không và hình ảnh, thương hiệu Quốc gia.
 
Vụ việc như thế này là không thể chấp nhận được. Chúng ta không cho phép lặp lại sự cố xảy ra thêm một lần nữa. Đây chính là trách nhiệm mà ngành Hàng không phải đảm bảo - bởi “họ” quá biết phải làm gì để bảo đảm an toàn bay tuyệt đối.
 
.

Nguồn: dangcongsan.vn