Kinh tế xã hội

Intel Sài Gòn, Sam Sung Bắc Ninh: Cuộc đua Made in Việt Nam

08:59, 04/08/2014 (GMT+7)
Hàng loạt thương hiệu lớn nổi tiếng của nước ngoài đang chuyển sản xuất sang Việt Nam hoặc tiếp tục mở rộng nhà máy với quy mô lớn. Việt Nam hứa hẹn là cứ điểm sản xuất toàn cầu của nhiều hãng đa quốc gia. Các nhà quan sát tiên lượng rằng, cuộc đổ "bộ" này còn "chất" hơn cả làn sóng bùng nổ vốn FDI lên tới 60 tỷ USD của năm 2008.
 
Thương hiệu toàn cầu made in VietNam
 
Hôm 29/7, Tập đoàn Intel đã công bố sản phẩm mới - bộ vi xử lý CPU Haswel đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Theo tuyên bố của bà Sherry Boger, Tổng Giám đốc Intel Products Việt Nam, Intel chính là việc sẽ chọn nhà máy tại Việt Nam là nơi sản xuất tới 80% bộ vi xử lý Haswel của Intel cung cấp cho thị trường toàn cầu.
 
Năm 2010, Intel Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Chipset. Đến cuối năm ngoái, nhà máy bán dẫn lớn nhất này của Intel đã sản xuất Atom SoC "made in Vietnam". Với sản phẩm thứ 3 này, "nhà máy này đang đi đúng lộ trình của Tập đoàn đề ra trong việc nâng cao năng lực sản xuất của Intel trên toàn cầu", bà Sherry Boger Tổng Giám đốc khẳng định.
 
Năm 2006, Intel bắt đầu vào Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu công bố chỉ 300 triệu USD. Nhưng  chỉ 1 năm sau, Tập đoàn này đã nâng vốn lên hẳn 1 tỷ USD. Khi đó, Intel được xem là tín hiệu khởi đầu cho sóng dự án tỷ USD vào Việt Nam.
 
Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang VN
Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang VN
 
Thế nhưng, Intel của Mỹ vẫn chưa "hot" bằng một đại gia công nghệ Samsung đến từ Hàn Quốc.
 
Ngày 2/7, Samsung Display, nhà máy sản xuất màn hình điện thoại di động mới của Tập đoàn này đã được Bắc Ninh cấp giấy phép đầu tư trị giá 1 tỷ USD càng cho thấy chiến lược chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất smartphone cho toàn cầu của hãng này.
 
Nhìn 5 có mặt ở Việt Nam, nếu như năm 2007, Samsung đến Việt Nam với số vốn 670 triệu USD thì đến nay, tổng vốn đầu tư của Samsung vào Việt Nam đã lên tới 6,85 tỷ USD.  Xuất khẩu từ mức 245 triệu USD của năm đầu tiên đến năm 2013 đã là 24 tỷ USD và dự kiến năm nay sẽ là 30 tỷ USD.
 
Trước nữa, hồi tháng 5, hãng LG Electronic đã tuyên bố chuẩn bị sẽ cho ra mắt sản phẩm Tivi cao cấp công nghệ OLED màn hình cong đầu tiên sản xuất tại Việt Nam.
 
Việt Nam gần như không thiếu các thương hiệu đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao như LG, Canon, GE, Nokia... Theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng điện tử thứ 12 trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử, linh kiện là 38 tỷ USD. Trong đó, 90% là dựa vào FDI.
 
Có bột mới gột nên hồ
 
Bên cạnh hàng loạt thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thì gần đây, hàng loạt các đại gia  nổi tiếng toàn cầu khác trong lĩnh vực dịch vụ, phân phối, ăn uống cũng tăng cường sự hiện diện của mình ở Việt Nam.
 
Hôm 15/7, Tập đoàn Konia Minolta Business Solutions- một thương hiệu lâu đời của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất máy in, thiết bị văn phòng cũng đã quyết định mở thêm chi nhánh tại Hà Nội. Năm 2012, Tập đoàn này đến đến TP.HCM và nhanh chóng gặt hái nhiều lợi nhuận.
 
Cần có những chính sách tạo điều kiện cho DN đầu tư
Cần có những chính sách tạo điều kiện cho DN đầu tư
 
Ông Tadahiki Sumitani, Phó Tổng giám đốc marketing Konica Minotla toàn cầu nói rằng, một trong những lý do mở rộng quy mô kinh doanh ở Việt Nam bởi ông tin rằng, Việt Nam đang trong quá trình phục hồi kinh tế mạnh mẽ.
 
Đầu tuần qua, chuỗi cafe "ngoại" Starburk đã mở thêm 3 cửa hàng mới tại Hà Nội ngay, sau khi đã có 8 cửa hàng tại TP.HCM. Đại diện Starburk bà Patrica Marques bày tỏ, sau 1 năm gắn bó ở TP.HCM, bà dám chắc Việt Nam là điểm đến đầu tư kinh doanh rất tuyệt vời!
 
Trao đổi về vấn đề này,  TS Võ Trí Thành nói: Rõ ràng, đây là tín hiệu tốt cho môi trường đầu tư tại Việt Nam. Các Tập đoàn đã nhìn thấy ở Việt Nam nhiều điểm tích cực và có lợi cho họ hơn là đầu tư ở các quốc gia khác. Chẳng hạn như lợi thế địa chính trị tốt, dân số trẻ hay quá trình cải cách mạnh mẽ của Việt Nam, nhất là những bước tiến về thủ tục hành chính, về chính sách pháp luật...
 
"Tuy nhiên, mỗi nhóm ngành có đặc thù riêng, Khi mời gọi FDI vào đây thì 2 bên phải cùng thắng. Các nhà đầu tư vào đây cần có lợi nhuận. Còn ta, thắng lớn nhất cần phải đạt được độ lan toả, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước để từ đó, tạo ra cụm, chuỗi, mạng sản xuất để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào. FDI không đơn giản chỉ là vốn nhiều cho tăng trưởng", TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
 

Nguồn: vef.vn

Các tin khác