Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201407/chu-dong-cac-phuong-an-tranh-phu-thuoc-504213/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201407/chu-dong-cac-phuong-an-tranh-phu-thuoc-504213/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chủ động các phương án tránh phụ thuộc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 02/07/2014, 15:38 [GMT+7]

Chủ động các phương án tránh phụ thuộc

Trước những thông tin về việc trong thời gian tới, Trung Quốc có thể đóng cửa một số cửa khẩu giao thương với Việt Nam gây tâm lý lo ngại, bởi đây là một thị trường lớn và không “kén chọn” với nhiều mặt hàng nông sản, liên Bộ Công Thương và NN&PTNT đã có nhiều biện pháp tích cực tìm kiếm các thị trường mới. Tuy nhiên, dù Trung Quốc có tạm dừng giao thương hay không, đã đến lúc cần phải tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường để hạn chế tối đa rủi ro.
 
Theo Bộ NN&PTNT cho biết, xu hướng xuất khẩu nông sản đã bị chậm lại trong tháng 5 và tháng 6, dự báo sẽ còn gặp khó khăn hơn. Từ tháng 5, do có những căng thẳng trên biển Đông, trao đổi một số nông sản hàng hóa giữa hai nước Việt -  Trung gặp khó khăn và xuất khẩu có sự giảm sút. Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, nông sản là ngành hàng chúng ta đang chịu sự phụ thuộc nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc.
 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhận định, thị trường Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ không ổn định vì nông sản Việt Nam giao thương với Trung Quốc chủ yếu qua tiểu ngạch. “Gần đây, chúng tôi mới nhận được thông tin, phía Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát thương mại tiểu ngạch về nông sản. Rất có thể tới đây, một số cửa khẩu sẽ tạm dừng một thời gian để chấn chỉnh việc giao thương về nông sản hàng hóa với Việt Nam. Việc tạm dừng phía họ, trước đây từng làm nhiều lần. Bộ NN&PTNT sẽ bàn bạc, thương thảo với phía Trung Quốc để hạn chế thấp nhất rủi ro trong vấn đề giao thương giữa hai nước”, ông Tuấn cho biết.
 
Mặt hàng nông sản cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu
Mặt hàng nông sản cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu
 
Đứng trước thực trạng trên, đòi hỏi Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương phải có những “kịch bản” ứng phó. Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, ông Đoàn Xuân Hòa cho rằng, dù có sự kiện biển Đông hay không, Việt Nam cũng cần tái cơ cấu lại thị trường, không thể phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay. Ông Hòa dẫn chứng, như quả vải, mọi năm chủ yếu chỉ xuất sang Trung Quốc, năm nay chúng ta đã tăng cường tiêu thụ ở thị trường trong nước mỗi ngày gần 1.000 tấn vải.
 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, đối với những mặt hàng khó khăn, sẽ rà soát lại thị trường và chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các Bộ ngành liên quan, làm việc với các nước để tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật, cũng như vận động các nước để mở cửa thị trường. Ở trong nước, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với các hiệp hội, các doanh nghiệp để làm rõ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng cố gắng cao nhất hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Theo ông Hà Công Tuấn, việc lớn nhất là tái cơ cấu thị trường, mở rộng tìm kiếm thị trường tốt hơn để tránh lệ thuộc vào một thị trường. Hiện nay, Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận để xuất hàng nông sản sang thị trường Argentina. Bộ cũng đang cử các đoàn công tác sang Mỹ để tháo gỡ khó khăn với cá tra do Luật Nông trại của Mỹ, đang cử đoàn sang Nga để đàm phán mở cửa lại thị trường thủy sản. Ngoài ra, thị trường nội địa với 90 triệu dân có sức tiêu thụ rất lớn nhưng từ trước đến nay vẫn bị xem nhẹ cũng là một “kênh” quan trọng để tháo gỡ khó khăn.
 
.

Nguồn: cand.com.vn