Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201312/co-hay-khong-nhung-khuat-tat-trong-viec-cap-giay-chung-nhan-dat-lam-nghiep-429391/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201312/co-hay-khong-nhung-khuat-tat-trong-viec-cap-giay-chung-nhan-dat-lam-nghiep-429391/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Có hay không những khuất tất trong việc cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 17/12/2013, 13:54 [GMT+7]

Có hay không những khuất tất trong việc cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp?

Kỳ 1: Bỗng dưng mất đất
 
(Congannghean.vn)-Năm 1996, thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc, hàng trăm hộ dân xã Thanh Hà phấn khởi viết đơn xin nhận đất và được UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) cấp sổ lâm bạ (bìa xanh). Sau khi nộp bìa xanh làm thủ tục cấp bìa đỏ, không hiểu vì sao, nhiều diện tích được giao trước đây bỗng dưng... “biến mất”. Một số hộ, dù đã nộp lệ phí làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ, nhưng sau nhiều năm chờ đợi, đến nay vẫn “bặt vô âm tín”. Dư luận cho rằng, đằng sau những sự việc “tréo ngoe” trên hẳn phải có sự toan tính của một số “công bộc”, những người thực hiện giao đất rừng cho dân?
 
Ông Phạm Đức Thế trú xóm 13, xã Thanh Hà phản ánh, năm 1996, UBND xã Thanh Hà giao cho 3 gia đình tại xóm 13 gồm ông Phạm Đức Thế 7,6 ha; bà Hoàng Thị Hà 1,75 ha; ông Hoàng Văn Chuyên 9 ha đất lâm nghiệp tại vùng Cồn, Mũi Thuyền, Thung Nậy, Cơn Du, Táy (Cồn Lở). Cả 3 hộ gia đình trên đều được giao đất trên thực địa, được cấp bìa xanh. Sau đó, ông Chuyên, bà Hà viết đơn chuyển nhượng toàn bộ diện tích cho ông Thế. Đến năm 1999, thực hiện chủ trương cấp đất làm trang trại, phát triển kinh tế, gia đình ông Thế tiếp tục được nhận 11,3 ha; ông Trần Ngọc Khoa được nhận 2,5 ha đất lâm nghiệp, có sổ giao nhận diện tích và hình thể. Sau đó, ông Khoa nhượng toàn bộ số đất này lại cho ông Thế. Như vậy, về lý thuyết, từ đất được cấp và đất nhận chuyển nhượng, ông Phạm Đức Thế sở hữu trên 32 ha đất lâm nghiệp. Các thửa đất đều liền kề, thuận tiện cho việc trồng và bảo vệ rừng, xây dựng trang trại. Từ năm 1999 đến nay, gia đình ông Thế trồng keo, chăn nuôi, phát triển kinh tế.
 
Thực hiện chuyển đổi từ bìa xanh sang bìa đỏ cho các hộ dân trồng rừng, UBND xã Thanh Hà thu toàn bộ bìa xanh (được xem là của ông Thế), sau đó cấp cho ông Thế 3 bìa đỏ, có tổng diện tích 20,2 ha. Theo ông Thế, diện tích được cấp hụt trên 10 ha so với diện tích gia đình ông xứng đáng được cấp bìa đỏ. Oái oăm hơn, vị trí được cấp bìa đỏ lần này lại nằm lệch vị trí so với đất trước đây hộ ông Thế, bà Hà, ông Chuyên, ông Khoa được cấp. Sau đó, UBND xã Thanh Hà, UBND xã Võ Liệt và UBND huyện Thanh Chương tiến hành cắm mốc tăng dày và xác định, số diện tích lâu nay ông Thế canh tác được cấp bìa xanh, nhưng hiện nay không được cấp bìa đỏ thuộc địa phận xã Võ Liệt. Số diện tích này sau đó được UBND xã Võ Liệt làm thủ tục cấp bìa đỏ cho các ông Phan Duy Tịnh và Hoàng Văn Hợi có hộ khẩu tại xã Võ Liệt, chồng lấn lên diện tích 3 bìa xanh trước đây được cấp cho gia đình ông Thế, ông Chuyên và bà Hà (?). “Rất may, tại thời điểm đó, thấy không yên tâm nên sau khi nộp bìa xanh để làm bìa đỏ, tôi đã lên UBND xã xin lại. Hiện nay, tôi vẫn giữ 3 bìa xanh trên, UBND xã cũng không đề nghị tôi nộp lại theo đúng quy định”.
 
Ông Thế, ông Huỳnh cho rằng, gia đình mình mất oan hàng chục ha đất rừng
Ông Thế, ông Huỳnh cho rằng, gia đình mình mất oan hàng chục ha đất rừng
 
Theo sổ giao nhận diện tích hình thể đất, ở thời điểm năm 1999, tại xã Thanh Hà có 18 tập thể, cá nhân được nhận đất (trong đó, UBND xã Thanh Hà nhận hơn 1,2 ha). Các hộ dân sau khi được giao nhận diện tích hình thể đều đã nộp lệ phí để làm các thủ tục, trích đo, cấp bìa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các hộ dân đều rất bức xúc bởi diện tích thể hiện trong sổ đỏ đã bị bớt xén so với diện tích được giao ban đầu. Ông Phan Đại Huỳnh trú tại xóm 13 nộp 540.000 đồng để làm thủ tục xin cấp 297.205 m2 đất. “Khi đó, xã “bắn” giấy báo nộp tiền về, tôi cầm 540.000 đồng lên nộp. Từ đó đến nay, gia đình tôi sử dụng ổn định, trồng cây, chăn nuôi, nhưng chờ mãi không thấy tăm hơi bìa đỏ đâu. Năm 2012, sau nhiều lần cùng các hộ dân lên UBND xã hỏi, chúng tôi mới được UBND xã giao bìa. Từ diện tích gần 30 ha được giao ban đầu, đến khi được cấp, tôi chỉ được chưa đầy 9 ha. Chẳng lẽ đất lại mọc cánh bay đi mất? Khi tôi thắc mắc, ông Luyện, địa chính xã trả lời là làm theo Nghị định 163 nên chỉ có chừng này.
 
Ông Phạm Hữu Bân (77 tuổi) trú tại xóm 6 cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Gia đình ông được cấp bìa xanh diện tích 7 ha ở vùng Hóc Giang. Đến khi cấp bìa đỏ chỉ còn lại 3 ha. Theo ông Bân, diện tích còn lại được làm thủ tục và giao cho 3 hộ dân tại xóm 12, 14 sử dụng (?). Năm 2003, ông Phạm Văn Thân trú tại xóm 4 cũng được giao 12 ha đất lâm nghiệp, nhưng đến khi cấp sổ đỏ cũng chỉ còn 7,6 ha. Ông Thân cho biết, khi giao đất thực địa, đất gia đình ông giáp ranh với đất của các ông Hoàng Văn Tiến, Biện Cường (xóm 4). Giữa các thửa đất này không có đất của hộ dân nào khác. Nhưng khi làm sổ đỏ, gia đình ông bị mất một số diện tích. Ông Thân cho rằng, sau khi làm sổ đỏ thì giữa 3 hộ liền kề này bỗng xuất hiện một lô đất mới chồng lên đất của gia đình ông. Đó là đất mang tên ông Hoàng Văn Luyện, cán bộ địa chính xã (?).
 
Các hộ dân được đề cập trên, dù bỗng dưng mất đất, còn may mắn hơn 50 hộ dân đã làm đủ thủ tục nhưng chưa được cấp bìa của xã Thanh Hà. Theo ông Vương Đình Kỳ (77 tuổi) trú tại xóm 11, có khoảng 70 hộ dân được giao đất lâm nghiệp cùng một thời điểm, đã nộp tiền lệ phí, canh tác gần 10 năm nay trên các thửa đất được giao. Chờ lâu không nhận được sổ đỏ, các hộ dân nhiều lần lên hỏi, UBND xã Thanh Hà mới đem phát cho dân, lý do của sự chậm trễ không được giải thích rõ ràng. Đến thời điểm này, vẫn còn 8 hộ chưa được nhận bìa. Điều đáng nói là, trên cùng một quả đồi, nửa bên này đã có bìa, nửa bên kia lại chưa có. Lên xã hỏi thì ông Nguyễn Sóng Hồng, cán bộ lâm nghiệp xã trả lời đại loại như: Chưa có rồi sẽ có, hoặc sẽ cấp vào đợt sau... Vì thế, các hộ dân này chỉ biết chờ đợi gần chục năm nay!
.

Văn Dũng