Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201304/27893-xuat-khau-gao-can-chien-luoc-tiep-thi-quoc-gia-391430/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201304/27893-xuat-khau-gao-can-chien-luoc-tiep-thi-quoc-gia-391430/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xuất khẩu gạo: Cần chiến lược tiếp thị quốc gia - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 27/04/2013, 08:00 [GMT+7]
27893

Xuất khẩu gạo: Cần chiến lược tiếp thị quốc gia

Mỗi người “nhảy” một điệu
 
Trao đổi bên lề diễn đàn “Hợp tác bốn nhà trong mô hình cánh đồng mẫu lớn” được tổ chức hôm 26-4 tại An Giang, ông Hồ Cao Việt, Trưởng Phòng Nghiên cứu hệ thống Nhà nước (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam), kiêm giảng viên marketing, trường Đại học Bình Dương, cho rằng xuất khẩu gạo Việt Nam đang thiếu một chiến lược tổng thể tầm quốc gia.
 
Chiến lược này, theo ông Việt, liên quan đến kế hoạch tiếp thị cấp quốc gia về xuất khẩu gạo. “Chiến lược marketing ngành lúa gạo Việt Nam hiện đang thực hiện theo kiểu mỗi người (doanh nghiệp) “nhảy” một điệu khác nhau, “nhảy” rất hay, rất giỏi nhưng chiến lược tổng thể cấp quốc gia cho ngành thì không có”, ông Việt cho biết.
 
Theo ông Việt, chính việc không có chiến lược tổng thể nên doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau, chẳng hạn, doanh nghiệp này chào bán 100 đô la Mỹ/tấn thì doanh nghiệp khác bán rẻ hơn một chút. “Cuối cùng nước ngoài họ biết mình có sự cạnh tranh phá giá nhau nên họ đè ông này, ép ông kia dẫn đến doanh nghiệp thua, nông dân bị thiệt”, ông nói.
 
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết gần đây Nhà nước cũng chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược riêng cho ngành lúa gạo hay cho từng loại cây trồng khác nhau, thì chưa rõ ràng.
 
Theo ông Vũ Trọng Bình, Viện phó Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, sở dĩ Việt Nam không có chiến lược cho ngành gạo do chưa có thương hiệu giống như gạo thơm Hom Mali (Thái Lan) hay gạo Basmati (Ấn Độ).
 
“Khi có sản phẩm, lựa chon doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nghĩa là sản phẩm có thương hiệu rồi ta mới thực hiện chiến lược marketing”, ông Bình cho biết.
 
Phương thức xuất khẩu đã lạc hậu
 
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nói, một công thức, phương thức làm ăn tiến bộ nhất thì cũng tồn tại được một thời gian nào đó rồi cũng sẽ lạc hậu. "Vậy mà một ngành hàng lớn như ngành lương thực của Việt Nam lại đang áp dụng cách làm của hơn 20 năm trước (mua đi bán lại sau khi đã ký được hợp đồng xuất khẩu cho đối tác), không có gì thay đổi”, ông nói.
 
Ông Việt từ Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, cho biết thêm hiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo làm ăn theo kiểu bán chuyến, nghĩa là khi doanh nghiệp ký được hợp đồng với công ty hay nước nào đó, mới quay về mua gạo từ thương nhân trong nước và xuất bán theo hợp đồng đã ký.
 
Theo ông Nhị, với việc áp dụng cách làm ăn của quá khứ, doanh nghiệp rất ngại đầu tư hệ thống logistics (nhà kho, bến bãi, nhà máy, vùng nguyên liệu….), dẫn đến hậu quả là giá trị giá xuất khẩu gạo đi ngược lại với khối lượng bán ra, nông dân ngày càng nghèo hơn.
 
Thực tế, so sánh giá xuất khẩu mỗi tấn gạo (cùng loại) trong vòng 5 năm trở lại đây giữa Việt Nam và Thái Lan, cho thấy mức chênh lệch giá bán ngày càng được nới rộng hơn. Hiện tại, mức giá chênh lệch đối với loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã thấp hơn Thái Lan đến khoảng 150-170 đô la Mỹ/tấn
 
Do vậy, muốn ngành lúa gạo phát triển tốt trong tương lai, nhất thiết phải xây dựng được một chiến lược cấp quốc gia về marketing ngành gạo, theo ông Nhị, chỉ có Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có thể xây dựng được chiến lược đó.

TheSaigontimes
.